Home / Bệnh học / Bệnh rôm sảy bội nhiễm

Bệnh rôm sảy bội nhiễm

Rôm sảy bội nhiễm là tình trạng bé mắc phải bệnh lý rôm sảy nhưng cha mẹ không can thiệp kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị, cha mẹ đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Vào thời điểm mùa hè, thời tiết nắng nóng, trẻ lại có thân nhiệt cao hơn bình thường nên rất dễ tiết ra nhiều mồ hôi. Trong khi đó các ống tuyến mồ hôi của bé lại chưa được hoàn thiện như ở người lớn nên rất dễ bị hư hại, dẫn tới bít tắc lỗ chân lông, mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài, gây ứ động trên bề mặt da của trẻ rồi dần hình thành nên các triệu chứng của bệnh rôm sảy.

Bệnh rôm sảy có thể tự mất đi khi thời tiết mát mẻ, tuy nhiên chúng sẽ tái phát khi thời tiết nắng nóng. Các sẩn đỏ do rôm sảy gây ra khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là đau rát, thường mọc nhiều ở lưng, ngực, cổ, nách, trán…thậm chí nhiều bé còn xuất hiện ở mặt, nếu không xử lý tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng, trong đó có rôm sảy bội nhiễm.

Các mẹ hết sức cẩn thậm tránh để trẻ bị rôm sảy bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm
Các mẹ hết sức cẩn thậm tránh để trẻ bị rôm sảy bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy bội nhiễm:

Rôm sảy bội nhiễm thường là hậu quả do bị rôm sảy đỏ (miliaria rubra) không được điều trị kịp thời dẫn tới. Cụ thể rôm sảy đỏ là bệnh có mức độ nguy hiểm cao, thường gây tổn hại ở phần thượng bì của da, các vùng dễ bị bệnh nhất là lưng, ngực, cổ, gáy, bẹn…

Triệu chứng của bệnh là các nốt sẩn đỏ trên da, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và đau rát khó chịu, sau một thời gian sẩn loét ra sẽ dẫn tới bội nhiễm hoặc bệnh mụn nhọt, viêm da.

Triệu chứng của bệnh rôm sảy bội nhiễm:

Khi bị rôm sảy bội nhiễm thì tức là các mụn rôm sảy đã có chứa mủ, bên trong mụn thường là các dịch mủ có màu trắng, không chỉ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội mà còn cảm thấy rất đau đớn. Khi mụn mủ vỡ ra sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này, đặc biệt các tổn thương bội nhiễm này còn để lại sẹo ở những vị trí bệnh, nếu sẹo trên mặt sẽ ảnh hưởng lớn tới ngoại hình của bé.

Ngoài ra khi bị rôm sảy bội nhiễm nếu viêm nhiễm ở gần những khu vực như hệ thần kinh và mạch máu ở mặt và cổ của trẻ thì khiến bé rất dễ mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch não, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của con.

Nguy hiểm hơn nếu như trẻ bị rôm sảy bội nhiễm mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng huyết (tức là nhiễm trùng máu), từ đó đe dọa tới tính mạng của trẻ. Chính vì thế khi phát hiện con có dấu hiệu của bệnh rôm sảy thì cha mẹ cần chủ động tìm các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng tới sức khỏe của bé.

Cách xử lý khi trẻ bị bệnh rôm sảy bội nhiễm:

Lúc này vùng da bị rôm sảy của con đang bị tổn thương nặng nên cha mẹ cần hết sức chú ý tới công tác đối phó với bệnh. Cụ thể:

– Không được để cho bé gãi hoặc cào vào những vùng tổn thương, bởi dễ gây nhiễm trùng, lở loét. Tốt nhất là phải cắt móng tay cho con.

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, chọn vải bằng chất liệu cotton để vừa thấm hút mồ hôi tốt, vừa tránh cọ xát với các mụn mủ.

– Ở giai đoạn này mẹ chỉ nên cho bé tắm rửa sạch sẽ với nước ấm hoặc mát, tuyệt đối khộng nên sử dụng các loại lá tắm, bởi lúc này da đang viêm, có mủ nếu dùng lá tắm sẽ càng khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.

– Không được tự ý sử dụng các loại kem bôi trị rôm sảy khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ, bởi kem bôi chỉ có tác dụng bôi ngoài da, còn khi bị rôm sảy bội nhiễm thì da đã mất lớp màng bảo vệ nên tuyệt đối không nên dùng.

– Tốt nhất cha mẹ nên cho bé tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

>>> Xem thêm: Cách trị rôm sảy trên đầu cho bé