Home / Bệnh học / Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không

Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không

Điều trị rôm sảy cho con như thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến nhiều bà mẹ phải đau đầu. Các mẹ có thể tham khảo cách trị rôm sảy bằng lá trầu không ngay dưới đây. Cách này cực đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, giúp trị bệnh an toàn, được nhiều bà mẹ áp dụng thành công, hơn nữa nguyên liệu lại rất dễ tìm. Thực tế tình trạng bệnh rôm sảy có thể bắt gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nổi các nốt mụn nhỏ ngứa ngáy ở các khu vực như cổ, vai, gáy, bẹn, háng, mông, cơ quan sinh dục…Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng lại gây khó chịu và ngứa ngáy, khiến trẻ thường xuyên cực quậy, quấy khóc hoặc dùng tay gãi do ngứa…

Lá trầu không - Một trong những thảo dược quý trong trị bệnh ngoài da cho bé
Lá trầu không – Một trong những thảo dược quý trong trị bệnh ngoài da cho bé

Lá trầu không trị rôm sảy:

Trầu không có tên khoa học Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae, đây là loại cây nhỡ leo nhẵn, có cuống và có bẹ, thường được trồng rất nhiều ở nước ta để lấy lá ăn. Dân gian thường dùng lá trầu không tươi để nhai trầu hoặc có thể đem phơi khô để tán bột, dùng dần. Ngoài ra còn có thể dùng làm thuốc lá do có vị cay nồng, mùi thơm nồng, hoặc cũng có thể dùng để nấu nước tắm. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, có mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa. Ngoài ra y học hiện đại cũng đã chứng minh được trong lá trầu không có nhiều độ ẩm, protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ và carbohydrate. Đặc biệt lá trầu không còn chứa một dạng phenol thường gọi là chavicol có khả năng khử trùng rất tốt, giúp trị ngứa ngáy rôm sảy, hăm tã ở trẻ cực kỳ hiệu quả. Lá trầu không được biết tới tính chống viêm và có tính sát khuẩn rất cao nên các mẹ có thể dùng để tắm cho bé bỉ ôm sảy hàng ngày, qua đó giúp làm giảm ngứa ngáy và giảm sưng tấy rất tốt, đồng thời giúp khử mùi mồ hôi, chống dị ứng hiệu quả. Thậm chí có rất nhiều hãng mỹ phẩm, sữa tắm còn dùng các chiết suất từ lá trầu không để làm xà bông tắm, kem trị mụn, kem trị ngứa,…Do đó các mẹ có thể yên tâm trị bệnh rôm sảy cho con yêu.

Tham khảo: Tác dụng của lá trầu không tắm cho bé sơ sinh

Trị rôm sảy bằng lá trầu không như thế nào?

Cách này rất đơn giản, các mẹ chỉ cần nấu nước lá trầu không đem tắm cho bé là được.

– Đầu tiên các mẹ chọn lấy vài lá trầu không, chú ý lá không quá già cũng không quá non, không bị sâu. Tất cả đem rửa thật sạch, có thể rửa qua với nước muối loãng cho sạch.

– Lá trầu không sau khi rửa sạch thì đem cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi với 1-1,5 lít nước.

– Để nguyên lá trầu không trong nồi tầm 10-15 phút để cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Đợi nước bớt nguội rồi cho trẻ tắm hàng ngày.

– Chú ý tắm liên tục cho tới khi nào con khỏi hẳn thì thôi.

Bác sĩ hướng dẫn cách trị rôm sảy cho trẻ an toàn hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi dùng lá trầu không trị rôm sảy:

Đun nước lá trầu không tắm mỗi khi bé bị rôm sảy Lưu ý không được đun nước quá đặc
Đun nước lá trầu không tắm mỗi khi bé bị rôm sảy Lưu ý không được đun nước quá đặc

Đọc thêm: Cách trị chàm sữa bằng lá trầu không cho trẻ

– Không nên nấu nước lá tắm quá đặc: bởi tinh chất có trong lá trầu không rất lớn, các mẹ chỉ cần dùng 4-5 lá trầu không mỗi lần và cho vào đó khoảng 1 lít nước. Nếu cho quá đặc thì da bé nhạy cảm nên rất dễ bị đọng trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng cho trẻ.

– Trong quá trình dùng lá trầu không tắm trị rôm sảy cho bé thì không được dùng kem bôi hoặc thuốc bôi nào nữa, bởi nếu tác động liên tục lên da như vậy sẽ dễ gây kích ứng da.

– Khi tắm bằng lá trầu không thì các mẹ tránh gãi mạnh vào những vùng bị rôm,dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau là được, tránh gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da.

– Sau khi tắm bằng lá trầu không thì bạn cần phải tắm sạch lại cho trẻ bằng nước ấm rồi lau khô người, tránh gây phản tác dụng.

– Trước khi tắm lần đầu, mẹ có thể thoa một ít nước lá trầu không lên tay trước cho bé, sau 30 phút xem có phản ứng gì không, nếu không có phản ứng thì tiếp tục tắm, còn nếu có hiện tượng nổi mẩn đỏ thì tức là bé bị dị ứng với lá trầu không, lúc này bạn không nên tắm nữa bởi rất có thể khiến bệnh nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng tránh bệnh rôm sảy