Home / Bệnh học / Các loại thảo dược trị rôm sảy mẹ nên biết

Các loại thảo dược trị rôm sảy mẹ nên biết

Da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, chính vì thế nguyên tắc cơ bản khi điều trị rôm sảy cho con mà các mẹ nên biết đó là vừa hiệu quả mà vẫn phải đảm bảo an toàn. Chính vì thế mẹ có thể tham khảo một số loại thảo dược trị rôm sảy dưới đây, cách này dễ thực hiện, an toàn, giúp con sớm hết bệnh trong thời gian ngắn.

Rôm sảy là chứng bệnh ngoài ra rất hay gặp vào thời tiết nóng bức mùa hè, cộng thêm thân nhiệt bé vốn cao sẵn nên khi vào mùa hè sẽ càng tiết ra nhiều mồ hôi, trong khi các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn, do vậy mồ hôi sẽ không thoát hết ra ngoài được, lắng đọng trên bề mặt da và dẫn tới các nốt rôm sảy.

Các loại lá tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Các loại thảo dược trị rôm sảy cho bé
Các loại lá tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Các loại thảo dược trị rôm sảy cho bé

Đọc thêm: Các loại thảo dược trị rôm sảy mẹ nên biết

Các loại thảo dược trị rôm sảy hiệu quả:

Mướp đắng, nha đam, sài đất, dưa chuột - Các loại thảo dược trị rôm sảy cho bé
Mướp đắng, nha đam, sài đất, dưa chuột – Các loại thảo dược trị rôm sảy cho bé

– Lá sài đất: sài đất hay còn gọi là húng trám, cúc nháp, cúc giáp, ngổ núi..thuộc họ Cúc, chúng thường mọc hoang ở nhiều nơi nhưng theo đông y thì đây lại là thảo dược có tác dụng chữa bệnh rất tốt, trong đó có điều trị rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ lở ở trẻ nhỏ. Theo đó để con hết bị rôm sảy thì mẹ lấy cây sài đất đem rửa sạch, nấu với nước và tắm cho bé.

– Tinh dầu tràm: tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, nếu như bé không may bị rôm sảy thì mẹ chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, khuấy đều rồi cho con tắm. Cách này không những giúp trị rôm sảy an toàn mà còn giúp bé phòng tránh được cảm lạnh. Ngoài ra nếu con bị viêm họng, ho thì có thể lấy dầu tràm xoa lòng bàn chân.

– Mướp đắng: mướp đắng không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có khả năng trị bệnh, mướp đắng có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Vì thế khi bé bị rôm sảy thì mẹ chỉ cần dùng 1-2 quả mướp đắng đem thái nhỏ rồi xay nhuyễn với nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước đem tắm cho bé. Tinh chất của mướp đắng sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu những vết rôm sảy kích ứng.

– Hoàng liên chân gà: đây vốn là loại thuốc quý chuyên dùng trong đông y, có công dụng sát khuẩn và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh ngoài da, ngăn ngừa mồ hôi trộm… Vì vậy khi con bị lên rôm sảy thì mẹ có thể lấy một nắm hoàng liên nhỏ đun sôi lấy nước tắm cho bé, giúp da bé sạch và hết ngứa ngáy.

– Lá dâu tằm: đây là một trong những thảo dược trị bệnh rôm sảy cực kỳ hiệu quả được rất nhiều mẹ tin dùng, giúp đánh bay các vết rôm sảy. Cụ thể mẹ chỉ cần dùng nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Đợi khi nước bớt nguội thì cho ra chậu, vớt bỏ lá rồi cho bé tắm, lau nhẹ nhàng toàn thân. Sau đó tắm lại bằng nước sạch, chỉ cần tắm vài ngày là rôm sảy sẽ không mọc nữa.

– Hạt ngò: hạt ngò có tên khoa học là Coriadrum sativum, thuộc họ Apiaceae hay còn gọi là rau mùi đất. Theo đông y thì hạt ngò có vị chua, mùi thơm nồng, tính hơi ấm, có công dụng chống nhiễm trùng da rất hiệu quả, trong đó được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy rất tốt, an toàn với cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

– Lá trầu không: trong số những thảo dược trị rôm sảy thì không thể không nhắc tới lá trầu không. Theo đông y thì lá trầu không có tính ấm giúp tiêu viêm và kháng khuẩn tốt. Đặc biệt nó còn có chứa nhiều tinh dầu và đường giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rôm sảy, hăm da ở trẻ cực tốt. Hơn thế nữa trong lá trầu không còn chứa poly-phenol dồi dào giúp giảm đau ở những vùng da bị viêm và sưng tấy, phù hợp với làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm ở trẻ.

Trị rôm sảy bằng bột tắm nhân hưng được triết xuất hoàn toàn từ thảo dược

Lưu ý: Khi dùng các loại thảo dược trên để trị rôm sảy các mẹ cần đặc biệt chú ý tới công đoạn sơ chế để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, trứng côn trùng và tàn dư thuốc bảo vệ thực vật bám trên lá. Bên cạnh đó, khi cho bé tắm 2-3 hôm mà không thấy bệnh lý thuyên giảm cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả hơn.

>>> Bài viết liên quan: Cách trị rôm sảy hiệu quả nhất