Home / Bệnh học / Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Rôm sảy là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bệnh có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Bệnh này vốn lành tính, tuy nhiên nếu mẹ không chủ động phát hiện và đối phó kịp thời sẽ dễ gây nhiễm trùng da, thậm chí gây sốc phản vệ, đe dọa tính mạng trẻ. Vậy triệu chứng của bệnh rôm sảy như thế nào? Sau đây là những cách giúp mẹ phân biệt bệnh lý, đồng thời có hướng điều trị phù hợp.

Theo các chuyên gia bệnh rôm sảy thường xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc khiến cho mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu là trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy. Bệnh này thường gặp vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi toát ra nhiều. Đặc biệt rôm sảy thường mọc tập trung ở những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, da đầu, lưng, trán, cổ … hoặc cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, mông, háng.

Triệu chứng của bệnh rôm sảy thường gặp ở trẻ:

Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Ban đầu, thì triệu chứng của rôm sảy là các vệt màu đỏ kéo dài, sau đó sẽ phát triển thành các mụn màu đỏ nhỏ li ti, dần dần xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu hoặc là đau rát.

Quan sát các đặc điểm trên cổ, lưng, mặt hay tay chân của bé để có biện pháp điều trị tốt nhất – Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy phát triển qua 3 dạng tương ứng với 3 mức độ nặng nhẹ như sau:

– Bệnh rôm sảy kết tinh: đây là mức độ bệnh nhẹ nhất của rôm sảy, lúc này chỉ có tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da là bị ảnh hưởng, triệu chứng điển hình của bệnh ở giai đoạn này là sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ nổi trên da. Tuy nhiên quan sát sẽ thấy mụn nước này không sâu, xung quanh có sẩn, không gây ngứa, dễ vỡ nhưng lại lành da.

– Bệnh rôm sảy đỏ: rôm sảy kết tinh mà không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành rôm sảy đỏ. Lúc này bệnh sẽ gây tổn thương ở lớp thượng bì trên da – lớp sâu hơn với triệu chứng là gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là đau rát. Rôm sảy đỏ khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thậm chí còn gãi gây loét mủ.

– Bệnh rôm sảy sâu: loại rôm sảy này có mức độ nặng nhất nhưng rất ít gặp, chủ yếu là xảy ra ở trẻ lớn, lúc này lớp bì sâu dưới da bị tổn thương. Triệu chứng của bệnh rôm sảy mức độ này thường không gây khó chịu như ngứa ngáy, không gây đau rát nhưng lại bít tắc chân lông, dẫn đến tình trạng không ra mồ hôi trên diện rộng. Thậm chí trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ bị nôn, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc bị kiệt sức do nóng.

Lưu ý: các triệu chứng bệnh rôm sảy tiến triển rất nhanh, chính vì thế nếu các mẹ không chú ý can thiệp kịp thời sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Đọc thêm: Cách phòng chống bệnh rôm sảy?

Phải làm gì khi trẻ bị rôm sảy?

Khi bé bị rôm sảy mẹ nên vệ sinh và mặc thoáng, kiểm tra trên da bé có nhiều chất nhờn không thì tắm qua cho bé
Khi bé bị rôm sảy mẹ nên vệ sinh và mặc thoáng, kiểm tra trên da bé có nhiều chất nhờn không thì tắm qua cho bé – Triệu chứng của bệnh rôm sảy

Tìm hiểu thêm: Cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

– Nếu thấy con xuất hiện các triệu chứng rôm sảy mẹ cần chú ý cho bé nằm ở nơi thoáng mát, thông khí, mát mẻ, có thể bật quạt hoặc điều hòa trong mùa hè để giúp làm mát da bé, ngăn ngừa tình trạng tiết mồ hôi, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

– Tiếp đó là nới lỏng quần áo, cho bé mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất nên cho con mặc quần áo bằng chất liệu cotton 100%, chất liệu này vừa mềm mịn không gây cọ xát với da mà còn giúp thấm hút mồ hôi tốt, giúp da bé luôn được khô thoáng.

– Dùng nước ấm để tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho bé, cách này sẽ giúp làm sạch bề mặt da và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, loại bỏ bụi bẩn, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, giúp làm dịu cơn ngứa ngáy và giúp bệnh mau khỏi.

– Cho bé sử dụng phấn rôm hoặc các loại kem bôi trị rôm sảy, tuy nhiên cần tắm rửa sạch trước khi thoa, đồng thời cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.

– Nếu không dùng thuốc và phấn rôm thì mẹ có thể cho bé tắm mỗi tuần 2-3 lần bằng các nước lá như lá khế, lá dâu tằm, lá trầu không hoặc lá trà xanh…

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm gì?