Home / Bệnh học / Bệnh rôm sảy có tự hết không?

Bệnh rôm sảy có tự hết không?

Rôm sảy là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, được các chuyên gia đánh giá là lành tính và hầu hết bé nào cũng bị căn bệnh này ít nhất một lần. Liệu rôm sảy có tự hết không khi cha mẹ không có bất cứ biện pháp điều trị nào cho bé?

Các mẹ hết sức cẩn thậm tránh để trẻ bị rôm sảy bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm
Các mẹ hết sức cẩn thậm tránh để trẻ bị rôm sảy bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh lý rôm sảy

Rôm sảy hay còn được gọi là bệnh phát ban, là bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa hè, lúc này ở những vùng da bị rôm sảy sẽ mọc lên các vệt đỏ, rồi các mụn nhỏ liti có màu đỏ. Chúng có thể phân tán lẻ tẻ trên khắp cơ thể hoặc là mọc thành từng đám, từng mảng lớn trên da. Dần dần sẽ tạo thành sẩn đỏ hoặc các mụn nước, mụn mủ, chứa dịch mủ trắng.

Rôm sảy thường xuất hiện tập trung ở những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi nhất trên cơ thể như trán, cổ, lưng, ngực, da đầu, mặt…hoặc cũng có thể xuất hiện ở các vị trí có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, háng, mông của bé…Rôm sảy thường khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và đau rát khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc…

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rôm sảy chủ yếu là do bị bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được. Sở dĩ lỗ chân lông bị tắc là do ống tuyến mồ hôi ở bé chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn, do đó khi gặp thời tiết nắng nóng hoặc bé mặc quần áo quá dày, không được tắm rửa thường xuyên…sẽ gây hư hại tuyến mồ hôi, mồ hôi ứ đọng trên bề mặt da, lâu ngày sẽ hình thành nên các triệu chứng rôm sảy.

Bệnh rôm sảy có tự hết không?

Các chuyên gia cho rằng, xét về bản chất thì rôm sảy là bệnh do nóng quá mà ra, do vậy khi thời tiết trở nên mát mẻ thì bệnh sẽ tự dưng hết. Tuy nhiên hết ở đây không phải là bệnh rôm sảy đã khỏi hoàn toàn mà là khi thời tiết trở nên mát mẻ, da trẻ bớt nóng và không tiết mồ hôi nữa nên các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất, nhưng triệu chứng đó sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp thời tiết nóng bức, nhất là vào mùa hè.

Thông thường khi rôm sảy mà tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành bệnh rôm sảy sâu, hiểu đơn giản đây là bệnh hình thành do tái phát nhiều đợt rôm sảy đỏ. Lúc này mức độ của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc đầu, sự tổn thương không chỉ là trên bề mặt da của bé nữa mà là tổn thương vào lớp sâu bên trong da. Các tổn thương chắc có có màu thâm, từ đó dễ dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, bé dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục…

Nói cách khác bệnh rôm sảy không thể nào tự khỏi nếu như cha mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Thậm chí khi mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, thậm chí nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của bé.

Thêm vào đó, trẻ bị rôm sảy kéo dài sẽ khiến bé ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, không chịu ăn, cơ thể nhanh chóng suy nhược và sụt cân.

Thậm chí các mụn mủ vỡ ra còn để lại sẹo, ảnh hưởng tới mỹ quan về sau của bé.

Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Rôm sảy có tự hết không?
Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Rôm sảy có tự hết không?

Tham khảo: Bé sơ sinh nổi mụn mủ ở đầu

Cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy:

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé: theo đó mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho con với nước mát để làm mát da, làm sạch mồ hôi bám trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

– Để vệ sinh cho con thì mẹ có thể dùng sữa tắm hoặc là bột tắm chuyên dành cho bé có độ pH trung bình từ 4,5 – 6,5 là tốt nhất.

– Thay quần áo thường xuyên cho bé, đảm bảo quần áo mặc rộng rãi và thoải mái, chọn quần áo bằng chất liệu cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt.

Tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bằng vải len hay nilong dễ gây bí bách da, khiến bệnh nặng hơn.

– Có thể cho bé tắm bằng các loại lá làm mát da và sạch da như lá khế, lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, lá tía tô…Sau khi tắm xong nhớ tắm lại với nước sạch 1 lần rồi sau đó thấm khô và cho bé mặc quần áo…

Tìm hiểu thêm: Cách trị rôm sảy mùa nóng