Home / Bệnh học / Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

Không phải ngẫu nhiên trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ lại chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong thời gian vừa qua bởi cổ chính là vị trí yêu thích đặc biệt của chứng bệnh ngoài ra này.

Rôm sảy ở cổ - Vùng cổ thường ra nhiều mồ hôi trộm, nhất là mùa hè nắng nóng
Rôm sảy ở cổ – Vùng cổ thường ra nhiều mồ hôi trộm, nhất là mùa hè nắng nóng

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ:

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở khu vực cổ là do bị tắc các ống tuyến mồ hôi khiến mồ hôi không thoát hết được, bị ứ đọng tại da cổ và làm hình thành nên bệnh rôm sảy ở cổ. Nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi là do:

– Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm, thời điểm này thì các ống tuyến mồ hôi của bé phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài.

– Do thời tiết nắng nóng: bệnh thường xảy ra vào mùa hè bởi thời điểm này thì nhiệt độ tăng cao, nóng ẩm nên dễ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn dễ bị rôm sảy hơn.

– Do thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn, vì thế nếu cha mẹ cho bé mặc quần áo quá dày và trật thì sẽ càng khiến mồ hôi ra nhiều, đặc biệt mồ hôi lại không thấm ra ngoài được, gây thẩm thấu ngược vào bên trong, là lý do dẫn tới bệnh.

– Do trẻ sơ sinh khá đầy đặn nên vùng cổ có nhiều nếp gấp, vì thế khi mồ hôi thoát ra tại đây dễ bị hút bụi bẩn, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh trường và gây ra rôm sảy.

– Do mẹ không chú ý vệ sinh vùng cổ bởi vùng cổ có nhiều ngấn nên dễ bắt bụi, kèm theo đó khi bú dễ bị trào sữa chảy xuống cổ, hoặc nôn trớ nhưng nếu mẹ không lau kỹ khư vực này thì lâu dần sẽ tạo cơ hội phát triển thành rôm sảy.

– Ngoài ra trẻ sơ sinh bị rôm sảy là do mồ hôi từ trên đầu quá nhiều chảy xuống vùng cổ, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông cổ và gây bệnh rôm sảy.

Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ:

Bé bị rôm sảy ở cổ
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ

– Khu vực cổ và xung quanh cổ xuất hiện các vết có màu đỏ lan rộng, sau đó mọc lên các nốt mụn nhỏ li ti có màu hồng hoặc là hơi đỏ, thậm chí còn xuất hiện các mụn nước hoặc là các mụn mủ có màu trắng ở khu vực cổ.

– Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, chính vì ngứa nên trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc.

– Vùng da bị rôm sảy ở cổ có thể bị sưng kèm theo cảm giác đau xót

– Bên cạnh đó trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân do đâu.

– Nếu để lâu thì sẽ gây chảy mủ, viêm loét da, khó chữa trị.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ:

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ cần được tắm giặt vệ sinh thường xuyên
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ cần được tắm giặt vệ sinh thường xuyên

Vì trẻ sơ sinh có da nhạy cảm nên mẹ cần phải thận trọng trong việc điều trị rôm sảy cho con, bạn nên chọn phương pháp nào vừa hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé.

– Nên giữ cho vùng cổ của bé luôn được thông thoáng, tốt nhất là cho bé nằm trong phòng mát mẻ, có quạt và điều hòa, thoáng khí để tránh da tiết mồ hôi.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng cổ cho bé hàng ngày, có thể dùng nước ấm lau rửa hoặc dùng các loại nước lá như lá khế, lá trà xanh, lá rau má đun rôi để nguội lau cho bé. Sau khi tắm hoặc lau xong thì cần lau khô, không nên để ẩm ướt da.

– Có thể dùng phấn rôm để thoa lên vùng da bị rôm sảy, lưu ý trước khi thoa phấn rôm cần vệ sinh tốt, tắm rửa sạch sẽ, lau khô rồi mới thoa. Tránh thoa khi da trẻ đang tiết mồ hôi bởi như vậy sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.

– Không dùng sữa tắm hay xà phòng để tắm cho bé trong giai đoạn này

– Khi cho trẻ bú thì cần chú ý không để sữa chảy vào cổ, nếu có phải lau rửa và lau khô ngay lập tức, tránh nhiễm trùng vết thương.