Home / Bệnh học / Cách trị rôm sảy ở lưng

Cách trị rôm sảy ở lưng

Bệnh rôm sảy có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ, trong đó bị rôm sảy ở lưng là tình trạng thường gặp nhất. Bệnh gây cho trẻ nhiều ngứa ngáy, khó chịu, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mụn nhọt vô cùng nguy hiểm.

Vùng lưng bé ra nhiều mồ hôi nên rất dễ bị rôm sảy - Rôm sảy ở lưng
Vùng lưng bé ra nhiều mồ hôi nên rất dễ bị rôm sảy – Rôm sảy ở lưng

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng:

– Do bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi: bởi da bé sơ sinh nhạy cảm, mỏng manh cộng thêm các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện như ở người lớn nên dễ bị bít tắc, khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được, gây ứ đọng trên da và dẫn tới rôm sảy.

– Do bé nằm nhiều: vào thời tiết nắng nóng hoặc ngay cả mùa đông, nếu bạn để bé nằm quá lâu một chỗ, bề mặt da ở lưng sẽ bị bí bách, không được tiếp xúc với không khí bên ngoài nên, khi da mồ hôi sẽ không thoát được nên rất dễ bị bệnh.

– Do mẹ mặc cho bé quần áo dày, chật hoặc quần áo bằng những chất liệu gây bí, nóng. Vùng lưng của bé luôn được bao bọc bởi lớp áo, nên nếu mẹ cho con mặc lớp áo dày, vải không thấm hút mồ hôi thì mồ hôi sẽ tích tụ ở lưng rồi gây rôm sảy.

– Do mẹ không chú ý vệ sinh cho bé: khi ra nhiều mồ hôi có thể chảy từ cổ gáy xuống dưới lưng, nên nếu mẹ chỉ lau mồ hôi ở cổ mà quên không lau lưng hoặc vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày, thì mồ hôi sẽ tích tụ lâu ở lỗ chân lông, hút bụi bẩn rồi gây bệnh.

– Ngoài ra những trẻ bị sốt cao, trẻ nằm ở trong lồng kính lâu ngày cũng có thể bị tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, là thủ phạm gây ra rôm sảy.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng:

Bởi rôm sảy xuất hiện ở đằng sau lưng nên nhiều mẹ chủ quan không phát hiện ra sớm, tới lúc phát hiện thì rôm sảy mọc rất nhiều. Cụ thể biểu hiện của bệnh bao gồm:

– Lúc mới đầu vùng lưng của bé sẽ xuất hiện các vệt đỏ kéo dài khắp lưng

– Sau đó sẽ mọc lên các nốt mụn màu đỏ li ti, các nốt sẩn, đặc biệt các mụn này có thể mọc tập trung thành từng đám, từng mảng nhỏ hoặc là phát tán nhỏ lẻ khắp bề mặt lưng.

– Càng kéo dài thì các mụn này có thể phát triển thành các mụn nước, mụn mủ, lâu ngày khi va chạm hoặc cọ xát sẽ gây chảy mủ, trầy xước.

– Ngoài ra bé còn cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, bị sốt cao hoặc ớn lạnh đột ngột mà không rõ nguyên nhân do đâu.

Tìm hiểu thêm: Lá gì trị rôm sảy

Cách trị rôm sảy ở lưng:

Lưng bé là khu vực dễ bị rôm sảy mủ nhất – Rôm sảy ở lưng

– Trước tiên mẹ cần đảm bảo giữ cho cơ thể của bé luôn được sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày với nước ấm, lau nhẹ nhàng vùng rôm sảy ở lưng để giúp khu vực này được sạch da, thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn tấn công.

– Cho bé mặc áo rộng rãi và thoáng mát, cách tốt nhất là chọn áo được làm bằng chất liệu vải cotton, chất liệu này vừa mềm mịn sẽ tránh gây cọ xát với vùng da lưng đang bị tổn thương do rôm sảy, đồng thời còn có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt.

– Cho con nằm ở phòng thoáng khí, mát mẻ, có thể bật điều hòa hoặc quạt để điều hòa thân nhiệt cho con, đồng thời ngăn ngừa mồ hôi tiết ra.

– Cho bé tắm bằng các loại lá: nếu như trong vườn nhà bạn mà có các loại lá như lá trà xanh, lá trầu không, lá khế hoặc là rau má…thì có thể dùng khoảng 1 nắm nhỏ đem rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi, để nguội rồi tắm rửa cho bé sẽ giúp trị bệnh rất tốt.

– Ngoài ra để trị rôm sảy ở lưng cho con thì mẹ cũng cần chú ý tránh để con ra ngoài trời nắng, cho con uống nhiều nước. Với bé sơ sinh thì mẹ nên chủ động ăn nhiều đồ mát để con bú sữa sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể từ sâu bên trong.