Home / Bệnh học / Cách trị rôm sảy mùa nóng

Cách trị rôm sảy mùa nóng

Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi và rất dễ bị rôm sảy. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì rôm sảy sẽ mọc nhiều, lây lan rộng, khiến trẻ quấy khóc liên tục vì ngứa ngáy và thậm chí dễ gây nhiễm trùng da. Điều trị rôm sảy mùa nóng cho bé thế nào để hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Trị rôm sảy mùa nắng nóng cho bé
Trị rôm sảy mùa nắng nóng cho bé

Vì sao trẻ hay bị rôm sảy vào mùa hè?

– Do vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, tuyến mồ hôi sẽ phải làm việc liên tục, phải tiết ra thật nhiều mồ hôi nhằm làm mát cũng như điều hòa thân nhiệt cho bé. Chính vì ra nhiều mồ hôi mà không kịp thoát hết ra ngoài nên dễ bị ứ đọng, gây bít tắc lỗ chân lông và bị bệnh.

– Do các ống tuyến mồ hôi trên da trẻ vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện và phát triển như ở người lớn, vì thế khả năng điều tiết cũng như thoát mồ hôi kém hơn, mồ hôi dễ ứ đọng trên bề mặt da nên sẽ dễ gây bệnh.

– Do thân nhiệt trẻ luôn luôn cao hơn người lớn, cộng thêm thời tiết nắng nóng sẽ càng khiến mồ hôi tiết ra nhiều, là yếu tố quan trọng làm hình thành nên bệnh rôm sảy. và

– Ngoài ra trong thời tiết nóng nếu mẹ cho bé mặc quần áo quá dày, chất liệu khó thấm hút mồ hôi hoặc lười tắm rửa vệ sinh cho trẻ cũng rất dễ gây ra rôm sảy.

>>> Xem thêm: Sữa tắm trị rôm sảy cho bé

Cách trị rôm sảy mùa nóng:

* Làm mát da cho bé

Trị rôm sảy cho bé mùa nắng nóng - Tắm giặt hàng ngày cho bé
Trị rôm sảy cho bé mùa nắng nóng – Tắm giặt hàng ngày cho bé

– Tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước mát và sạch, cách này không chỉ giúp làm mát da bé, mà còn làm sạch bề mặt da, giúp các lỗ chân lông được thông thoáng, loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chọn chất liệu vải bằng cotton để thấm hút mồ hôi tốt, đồng thời giúp da bé có thể tiếp xúc tốt với không khí bên ngoài.

– Cho bé nằm ở những nơi mát mẻ, thoáng khí giúp làm dịu và mát da, ngăn không cho mồ hôi tiết ra, hoặc mẹ cũng có thể bật quạt hoặc điều hòa để bé thấy dễ chịu.

– Hạn chế hoặc không nên cho bé ra ngoài vào mùa nóng, không nên để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu bắt buộc cần đeo mũ và khẩu trang trước khi ra ngoài.

>>> Xem thêm: Mụn kê ở trẻ sơ sinh – giải pháp trong một nốt nhạc

* Cho bé tắm nước lá để làm mát và diệt khuẩn

– Tắm với lá khế: Tắm lá khế không chỉ giúp da bé mát hơn mà còn giúp tổn thương sớm hồi phục. Theo đó mẹ lấy nắm lá khế đem rửa sạch, tuốt bỏ cuống rồi cho lá vào giã nát, lọc lấy nước hòa ra chậu với nước ấm rồi cho con tắm.

– Tắm bằng lá dâu tằm: Nước lá dâu rằm sẽ giúp bé dễ chịu hơn, đồng thời ngăn không cho rôm sảy phát triển. Cụ thể mẹ dùng 1 nắm lá dâu tằm nhỏ đem rửa sạch, nấu với nước, đợi nguội, vớt bỏ lá rồi đặt bé trong chậu tắm.

– Tắm với lá tía tô: Loại lá này có tác dụng giải nhiệt và kháng khuẩn tốt, vì thế mẹ có thể nấu nước lá tía tô cho bé tắm 2-3 lần/tuần để giúp vùng da bị rôm sảy nhanh khỏi.

– Ngoài ra mẹ còn có thể cho bé tắm với lá trầu không, lá mảnh bát, lá trà xanh, lá kinh giới…Tuy nhiên lưu ý mẹ cần rửa sạch các lá với nước muối loãng để bỏ hết bụi bẩn và vi sinh vật trước khi tắm, đảm bảo an toàn cho bé, đồng thời mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần.

>>> Đọc thêmCách trị rôm sảy mùa nắng nóng hiệu quả

* Cách trị rôm sảy mùa nóng thông qua ăn uống

– Cho bé uống nhiều nước hơn nhằm thanh nhiệt và giải độc cơ thể, làm mát da

– Tăng cường bổ sung vitamin C từ nước ép cam chanh hoặc viên tổng hợp vitamin C

– Cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước đậu đen, thanh long

– Cho bé ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt từ bên trong

* Ngoài ra mẹ có thể đắp dưa leo hoặc nha đam cho bé

– Nha đam đem rửa sạch, bỏ vỏ, lấy ruột rồi chà nhẹ và đắp lên vùng da bị rôm sảy, để 15-20 phút sau cho bé tắm lại với nước ấm sạch.

– Dưa chuột đem nghiền nát hoặc thái nhỏ rồi đem đắp lên vị trí bị rôm sảy, như vậy giúp làm dịu các triệu chứng ngứa và đau, da nhanh mọc da non hơn.

Xem thêm: Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không