Home / Bệnh học / Bé bị rôm sảy sẽ dẫn đến tác hại gì?

Bé bị rôm sảy sẽ dẫn đến tác hại gì?

Do thời tiết nóng bức cộng thêm làn da nhạy cảm nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị rôm sảy. Bệnh rôm sảy tưởng như đơn giản nhưng nếu các mẹ không kịp thời có các biện pháp can thiệp sẽ dẫn tới nhiều tác hại nguy hiểm. Vậy thì bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra các tác hại gì? Điều trị như thế nào?

Bệnh rôm sảy hay còn gọi là nhiệt gai, đó chính là sự xuất hiện của những nốt ban đỏ nhỏ, sau đó phát triển thành các mụn nước hoặc mụn mủ, các mụn này có thể mọc thành từng mảng hoặc phát tán lẻ tẻ trên khắp cơ thể của bé. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây xót và đau nếu như trẻ gãi và làm trầy xước các mụn đó.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi, đặc biệt do cơ thể bé bao giờ cũng có thân nhiệt cao, cộng thêm thời tiết nóng bức hoặc là mặc nhiều quần áo dày khiến mồ hôi càng tiết ra nhiều hơn, trong khi khả năng thoát mồ hôi ở da trẻ còn chưa hoàn thiện. Chính vì thế mà mồ hôi sẽ không thoát hết ra ngoài được, ứ đọng trên da và dẫn tới bệnh. Vị trí mọc rôm sảy thường gặp là ở cổ, vai, gáy, lưng, ngực hoặc toàn thân..

Rôm sảy ở trên da
Rôm sảy ở trên da

Bé bị rôm sảy sẽ dẫn đến tác hại gì?

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu không điều trị rôm sảy kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả sau:

– Gây viêm da mạn tính: đây là tác hại đầu tiên mà trẻ sẽ phải đối mặt, cụ thể làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm, chính vì thế khi bị rôm sảy sẽ gây tổn thương lớn, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ gây viêm da mãn tính, tức là da sẽ không tiết được mồ hôi, từ đó dễ mắc bệnh viêm cầu thận cấp.

– Gây nhiễm trùng da: khi trẻ bị rôm sảy khắp người sẽ gây bội nhiễm tạo ra mụn mủ, khiến bé không chỉ ngứa mà còn rất đau. Càng kéo dài thì những vết nhiễm trùng này sẽ để lại sẹo, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này. Thậm chí với trường hợp nặng còn gây viêm tắc tĩnh mạch não.

Rôm sảy có thể gây nhiễm trùng da ở trẻ
Rôm sảy có thể gây nhiễm trùng da ở trẻ

– Gây nhiễm trùng huyết: rôm sảy nếu không can thiệp sớm hoặc là chữa trị không đúng cách sẽ gây ra rôm sảy có mủ rất nguy hiểm, bệnh này có thể phát triển thành mụn nhọt và khi lành sẽ để lại sẹo trên da trẻ. Không những thế trẻ bị rôm sảy có mủ, nhất là khi nhiễm trùng quá nặng sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), từ đó đe đọa đến tính mạng của trẻ.

– Dẫn tới sốc do nóng (sốc phản vệ): bé bị rôm sảy khắp người sẽ rất dễ dẫn tới sốc do nóng, lúc này thì trẻ sẽ có biểu hiện là đau nhức đầu, mạch đập nhanh, thường xuyên bị nôn ói, hạ huyết áp… và thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong do bị sốc phản vệ.

– Ngoài ra rôm sảy kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào màng não, gây ra các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi hoặc là áp-xe phổi…

Trẻ bị rôm sảy và cách điều trị:

– Lúc này mẹ cần cho bé mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi, nên chọn vải bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp da bé thông thoáng.

– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé nhằm làm sạch da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, loại bỏ bụi bẩn và viêm nhiễm bám trên bề mặt da

– Thường xuyên lau mồ hôi ở các vùng da dễ bị rôm sảy cho bé như dùng khăn khô lau cổ, nách, bẹn, ngực, lưng.

– Cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày, đặc biệt bổ sung vitamin C bằng cách cho bé uống nước cam, cho uống các đồ mát như nước đỗ đen hoặc bột sắn.

– Cho bé nằm ở không gian thoáng mát, mát mẻ, bật điều hòa hoặc quạt để ngăn chặn da bé tiết mồ hôi, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi.

– Ngoài ra có thể dùng phấn rôm, kem bôi trị rôm sảy chuyên dụng hoặc bột tắm chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy từ thiên nhiên.