Home / Tin tức / Mắc bệnh rôm sảy có ngứa không?

Mắc bệnh rôm sảy có ngứa không?

Bệnh rôm sảy hay còn gọi là bệnh phát ban, thường rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vào những ngày thời tiết mùa hè nắng nóng. Khi thấy con có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, nhiều mẹ thắc mắc rôm sảy có ngứa không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Rôm sảy có ngứa không - Rôm sảy khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu làm ảnh hưởng chầm trọng tới giấc ngủ
Rôm sảy có ngứa không – Rôm sảy khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu làm ảnh hưởng chầm trọng tới giấc ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rôm sảy:

– Do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh như ở người lớn, do đó nếu như mồ hôi mà tiết ra quá nhiều sẽ gây hư hỏng tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài, bị đọng lại dưới da và tạo ra các mụn rôm sảy.

– Do thời tiết nóng bức: bệnh thường gặp vào mùa hè có nhiệt độ cao cộng thêm thân nhiệt của trẻ vốn đã cao hơn so với người lớn nên dễ tiết nhiều mồ hôi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh rôm sảy.

– Do bé mặc quần áo quá dày, chật hoặc quần áo làm bằng chất liệu khó thấm hút mồ hôi, mồ hôi ra nhiều không thấm ra ngoài được nên tích tụ trên da gây ra bệnh.

– Do bé nô nghịch, thường hay hiếu động khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn

– Ngoài ra những trẻ bị sốt cao hoặc là trẻ ở trong lồng ấp cũng rất dễ bị tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, từ đó dẫn tơi bệnh rôm sảy.

Bệnh rôm sảy có ngứa không?

Các chuyên gia cho rằng ngứa ngáy chính là triệu chứng điển hình khi trẻ bị rôm sảy. Điều này được lý giải là do, khi bị rôm sảy trên bề mặt da tổn thương sẽ mọc lên các mụn, các sẩn hoặc mụn nước, bên trong có thể có chứa mủ trắng và chứa vi khuẩn. Vì thế khiến bé cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, cực kỳ khó chịu khi bị rôm sảy.

Thậm chí chính vì quá ngứa ngáy mà nhiều bé thường xuyên quấy khóc liên tục, bỏ ăn bỏ bú, khóc cả ngày lẫn đêm vì khó chịu trên người. Còn đối với bé lớn hơn thì có thể dùng tay cựa quậy và gãi vào vết thương, nếu mẹ không chú ý hoặc cắt móng tay cho bé, thì bé sẽ cào vào vết thương, gây lở loét, chảy mủ, dễ dẫn tới viêm da và nhiễm trùng da.

Ngoài triệu chứng ngứa ngáy thì trẻ khi bị rôm sảy còn thấy đau rát do những tổn thương rôm sảy tạo ra, vì thế trẻ sẽ bị tụt cân nhanh. Thậm chí có những bé còn bị sốc do nóng nếu mẹ không kịp thời đối phó, triệu chứng sốc do nóng là buồn nôn, trẻ bị nôn ói sau ăn, mạch của bé cũng đập nhanh hơn bình thường.

Thực tế có nhiều trường hợp bị rôm sảy không ngứa là do còn phụ thuộc vào dạng rôm sảy cũng như mức độ bệnh của rôm sảy. Cụ thể khi bị rôm sảy ở giai đoạn đầu, tức là rôm sảy dạng tinh thể, lúc này trên da bé chỉ xuất hiện các mụn nhỏ liti, nông, chưa sâu, chỉ gây tổn thương nhẹ trên bề mặt da nên sẽ không gây ngứa ngáy. Hoặc khi bệnh chuyển biến giai đoạn nặng nhất là rôm sảy sâu (tức bệnh tái phát nhiều lần dẫn tới), mặc dù mức độ nguy hiểm cao nhưng lại không gây ra triệu chứng ngứa ngáy cho bé.

Giai đoạn rôm sảy bị ngứa ngáy nhiều nhất đó chính là giai đoạn rôm sảy đỏ. Lúc này trên vị trí bị rôm sảy sẽ mọc nhiều các sẩn đỏ hoặc mụn nước khiến bé thấy vô cùng ngứa ngáy, thậm chí là còn kèm theo biểu hiện đau rát. Bệnh ở giai đoạn này cũng cực kỳ nguy hiểm, dễ gây viêm da và bội nhiễm, thậm chí là gây chốc hoặc là bệnh viêm nang lông.

ĐỌC THÊM: Rôm sảy ở mông

Lời khuyên: khi nhận thấy bé bị rôm sảy thì các mẹ cần chú ý:

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé mỗi ngày với nước mát hoặc sữa tắm chuyên dụng

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chọn vải bằng chất liệt cotton là tốt nhất

– Cho trẻ nằm ở khu vực mát mẻ, thoáng mát, thông khí, bật quạt cho trẻ

– Không tùy tiện sử dụng thuốc bôi hoặc phấn rôm khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

– Có thể dùng cá loại lá để tắm cho bé, tuy nhiên cần rửa sạch sẽ lá và chỉ tắm 2-3 lần/tuần, tránh lạm dụng quá nhiều.

– Hạn chế hoặc không nên cho bé ra ngoài trời nắng

– Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì cần cho bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ