Home / Tin tức / Rôm sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy có nguy hiểm không?

Vào mùa nóng nhiệt độ tăng cao thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị các bệnh ngoài da, trong đó thường gặp nhất là bệnh rôm sảy. Thậm chí có bé còn bị rôm sảy tái phát nhiều lần qua nhiều năm. Vậy thì rôm sảy có nguy hiểm không? Ảnh hưởng của bệnh tới tâm lý và sự phát triển của trẻ như thế nào? Cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị rôm sảy tận gốc cho con chỉ với những phương pháp dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy thường là do thời tiết nóng bức khiến mồ hôi thoát ra nhiều, trong khi các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện nên mồ hôi khó thoát ra ngoài, gây ứ đọng và dẫn tới viêm da. Bên cạnh đó thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn người lớn, nên nếu cha mẹ cho bé mặc quần áo quá dày, lười vệ sinh thân thể hoặc bé thường xuyên nô nghịch sẽ khiến mồ hôi tiết nhiều và là thủ phạm gây ra rôm sảy.

Rôm sảy có thể gây sốc phản vệ, nhiễm trùng da, viêm da mãn tính - Rôm sảy có nguy hiểm không
Rôm sảy có thể gây sốc phản vệ, nhiễm trùng da, viêm da mãn tính – Rôm sảy có nguy hiểm không

Trả lời thắc mắc: Rôm sảy có nguy hiểm không? mẹ cần nhớ

Các chuyên gia cho rằng bệnh rôm sảy là bệnh vốn lành tính, tuy nhiên nếu như cha mẹ không kịp thời có các biện pháp can thiệp sẽ dẫn tới rất nhiều nguy hiểm, cụ thể như:

– Ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé: khi bị rôm sảy, trên người bé sẽ mọc rất nhiều các mụn và sẩn đỏ, thậm chí là mụn nước. Mà các mụn này lại gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, vì thế bé sẽ thường xuyên quấy khóc cả ngày lẫn đêm, bỏ ăn, ngủ không yên giấc, cơ thể suy nhược, sụt cân…

– Dẫn tới viêm da mãn tính: bởi làn da của trẻ vốn đã mỏng và rất nhạy cảm, vì thế nếu kéo dài các mụn nước sẽ vỡ da, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, da bị nhiễm trùng, từ đó gây viêm da mãn tính hoặc nguy hiểm hơn là gây viêm cầu thận cấp.

– Để lại sẹo trên da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ: khi bị rôm sảy tức là bề mặt da đang bị tổn thương, vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào làn da của bé gây ra nhiễm khuẩn có mủ, nhất là tụ cầu vàng. Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn ở sẵn trên da bé, chúng chui vào da theo lỗ chân lông và dẫn tới mụn nhọt, khi nhọt lành sẽ để lại sẹo trên da bé.

– Làm nhiễm trùng da: các vết rôm để quá lâu có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa ngáy cũng như đau đớn cho trẻ. Các vết nhiễm trùng này không những để lại sẹo mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì về sau. Thậm chí nếu viêm nhiễm gần hệ thần kinh và mạch máu như mặt hoặc cổ… thì có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

– Gây sốc phản vệ: đây là biến chứng rất nguy hiểm do bệnh rôm sảy gây ra mà các mẹ nên biết. Khi bị sốc phản vệ thì bé thường có biểu hiện như nôn ói, đau đầu, mạch đập nhanh hơn và hạ huyết áp… nếu không điều trị kịp thời còn dễ gây tử vong.

– Gây nguy hiểm đến tính mạng: khi da bị viêm nhiễm và nhiễm trùng quá nặng sẽ gây ra nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu) từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Mẹo dân gian trị rôm sảy cho bé

Làm thế nào khi bé bị rôm sảy?

– Làm sạch cơ thể cho bé bằng cách tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày với nước mát hoặc là các loại sữa tắm chuyên dụng, các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên. Cách này sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và giúp thông thoáng lỗ chân lông.

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, lựa chọn quần áo bằng chất liệu vải 100% cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt, tránh cọ xát với vùng tổn thương. Tránh không nên dùng quần áo dày, len hoặc chất liệu vải tổng hợp bởi dễ gây bí và kích ứng da.

– Cho bé nằm ở những nơi mát mẻ, thông gió và thoáng đãng, có thể bật quạt hoặc điều hòa để làm mát da, ngăn ngừa da bé tiết mồ hôi.

– Có thể dùng các loại lá tắm để tắm cho bé, tuy nhiên cần phải rửa sạch sẽ lá với nước muối loãng, chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần, sau khi tắm xong thì tắm lại một lượt với nước ấm.

– Nếu tình trạng bệnh rôm sảy ở trẻ sau 1-2 tuần mà không thấy thuyên giảm hoặc mọc nhiều hơn thì các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn.