Home / Bệnh học / Rôm sảy ở mông

Rôm sảy ở mông

Ngoài các vị trí như da đầu, trán, cổ ngực và lưng thì bệnh rôm sảy còn rất hay xuất hiện ở khu vực mông của trẻ. Vậy nguyên nhân dẫn tới rôm sảy ở mông là do đâu? Rôm sảy ở mông có triệu chứng gì để nhận biết? Và đối phó với bệnh ra sao?

Rôm sảy là một trong các bệnh ngoài ra rất hay gặp vào mùa hè, lúc này thời tiết nắng nóng và oi bức, nhiệt độ tăng cao, mồ hôi tiết ra nhiều càng tạo cơ hội cho bệnh tiến triển. Bởi rôm sảy vốn là bệnh lành tính nên có thể tự khỏi khi thời tiết mát mẻ hoặc được chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí khiến bé khó chịu vì ngứa, vì đau, bỏ ăn và ngủ không ngon giấc…

Rôm sảy có thể mọc ở mông rất nhiều nếu các mẹ quấn tã bỉm cho bé quá dày
Rôm sảy có thể mọc ở mông rất nhiều nếu các mẹ quấn tã bỉm cho bé quá dày

Rôm sảy ở mông nguyên nhân do đâu?

– Do bị bít tắc lỗ chân lông: vào mùa hè thì trẻ thường tiết ra nhiều mồ hôi, nhất là thân nhiệt của bé lại cao hơn so với người lớn nên càng tiết nhiều mồ hôi hơn, trong khi đó các ống tuyến tiết mồ hôi ở bé chưa hoàn thiện nên sẽ không thể bài tiết hết được mồ hôi da ngoài, dễ gây ứ đọng trên da và dẫn tới rôm sảy.

– Do vùng da ở mông rất ít được tiếp xúc với ánh sáng và không khí, nên dễ bí bách, không được khô thoáng như các vị trí khác, do đó dễ gây rôm sảy hơn.

– Do đóng bỉm liên tục: viêc lạm dụng đóng bỉm sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có hăm tã và rôm sảy. Bởi tã bỉm thường khiến cho da khu vực mông bị bít tắc, bề mặt da mông không được trao đổi khí với không khí bên ngoài. Cộng thêm lại thường xuyên bị trào ngược phân và nước tiểu, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh.

– Do mặc quần dày, bằng chất liệu nilong khó thấm hút mồ hôi. Bạn nên biết rằng bình thường khu vực mông đã ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài, do vậy nếu như các mẹ mà cho bé mặc quần quá dày, không thấm hút được mồ hôi nên sẽ dễ gây bệnh hơn.

– Do không vệ sinh sạch sẽ vùng mông: nhất là ở trẻ sơ sinh thường hay nằm nhiều, khi đi tiểu hoặc đi ngoài thì phân và nước tiểu dễ trào ra mông, nếu các mẹ không chú ý rửa sạch sẽ, lau khô thì bé sẽ rất dễ bị rôm sảy ở mông.

– Ngoài ra nếu như trẻ bị rôm sảy ở lưng hoặc háng bẹn mà không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ làm lây lan xuống khu vực mông và gây ra bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở mông:

Mông là vị trí thường xuyên đóng bỉm và vi khuẩn thâm nhập do bé đi đại tiểu tiện nhiều nên rất dễ bị rôm sảy - rôm sảy ở mông
Mông là vị trí nhiều mồ hôi, thường xuyên đóng bỉm và vi khuẩn thâm nhập do bé đi đại tiểu tiện nhiều nên rất dễ bị rôm sảy – rôm sảy ở mông

– Khu vực mông xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu hồng nhạt hoặc là hơi đỏ, đôi khi đó là các vệt màu đỏ kéo dài, về sau có thể phát triển thành các mụn nước hoặc mụn mủ.

– Trẻ có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da mông, thường xuyên đưa tay xuống gãi, thậm chí trẻ nhỏ có thể gãi gây trầy xước da, chảy mủ, gây viêm nhiễm.

– Bên cạnh đó khi nước tiểu chảy vào hay mồ hôi thoát ra còn khiến trẻ thấy đau, xót, vùng da bị rôm sảy sẽ sưng lên, khi nằm thấy đau.

– Trẻ thường xuyên quấy khóc, nhất là lúc mẹ thay tã chạm vào mông, thường xuyên bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, suy nhược và tụt cân.

– Ngoài ra còn bị sưng hạch bạch huyết ở bẹn hay háng, kèm theo đó là sốt cao.

Cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy ở mông:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng mông cho bé, có thể rửa bằng nước ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng.

– Kiểm tra tã bỉm thường xuyên, nếu thấy trẻ tiểu hay đi ngoài thì cần rửa sạch, lau khô và thay bỉm mới, tránh để lâu gây nhiễm trùng da.

– Cho bé mặc quần rộng, lựa chọn chất liệu vải bằng cotton vừa mềm mịn tránh cọ xát với da và giúp thấm hút mồ hôi ra ngoài tốt hơn.

– Nếu có thể không nên đeo tã bỉm trong thời gian này để giúp da mông được thoáng khí

– Chó bé tắm rửa bằng các loại lá như lá khế, lá trà xanh, lá rau má, lá mảnh bát…

– Ngoài ra mẹ có thể thoa phấn rôm lên vùng bệnh cho bé nhanh khỏi.