Home / Bệnh học / Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông phải làm sao?

Trẻ bị rôm sảy vào mùa đông phải làm sao?

Bệnh rôm sảy không chỉ xuất hiện vào mùa hè thời tiết nóng bức mà ngay cả khi mùa đông bệnh cũng có thể xảy ra nếu như các mẹ không biết cách vệ sinh và chăm sóc con chu đáo. Dưới đây là những bí kíp hay giúp các mẹ nhận diện cũng như loại trừ rôm sảy mùa đông đúng cách.

Rôm sảy vẫn có thể xuất hiện vào mùa đông nếu trẻ có nhiều mồ hôi trộm mà mẹ quấn tã, bỉm, mặc quần áo dầy cho bé
Rôm sảy vẫn có thể xuất hiện vào mùa đông nếu trẻ có nhiều mồ hôi trộm mà mẹ quấn tã, bỉm, mặc quần áo dầy cho bé

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy vào mùa đông:

Thông thường vào mùa hè khi tiết trời nắng nóng, mồ hôi ra nhiều và không thấm hết được nên dễ tích tụ trên da, từ đó dễ gây ra bệnh rôm sảy. Tuy nhiên vào mùa đông bé cũng hoàn toàn có thể bị rôm sảy, mà nguyên nhân là do lỗ chân lông bị bít tắc khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được, từ đó làm xuất hiện các mụn rôm sảy.

Bạn nên biết rằng thân nhiệt của trẻ vốn cao hơn so với người lớn, tuy nhiên vào mùa đông các mẹ sợ bé bị lạnh nên đã cho mặc nhiều quần áo, mặc quần áo chật hoặc chất vảo dày khó thấm mồ hôi. Kèm thêm trẻ lại hay hiếu động, dễ toát mồ hôi, nếu mồ hôi ra nhiều mà không được thoát ra ngoài sẽ dễ gây bệnh rôm sảy.

Ngoài ra vào mùa đông các bé cũng đóng bỉm tã nhiều, cộng thêm mặc quần dày nên càng khiến cho vùng da bị bí bách, không được thông thoáng, ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài, đó cũng là một trong các lý do dẫn tới rôm sảy mà mẹ nên biết.

Cách xử lý khi bé bị rôm sảy vào mùa đông:

Rôm sảy mùa đông

– Đầu tiên các mẹ nên nới lỏng quần áo cho bé, không nên mặc quần áo quá dày. Tốt nhất là cho bé mặc quần áo làm bằng chất liệu vào cotton, chất liệu vải này vừa mềm mịn, không bị ma sát với da, đồng thời lại có thể thấm hút mồ hôi tốt, tránh tình trạng mồ hôi trào ngược vào trong, từ đó góp phần cải thiện bệnh hiệu quả.

– Thoa phấn rôm cho bé: đây là một trong những cách trị rôm sảy mùa đông hiệu quả nhanh mà mẹ có thể áp dụng. Theo đó trước khi thoa phấn rôm thì mẹ cần cho bé tắm sạch với nước ấm, sau đó dùng khăn bông thấm khô da bé rồi mới thoa để đem lại hiệu quả cao. Tuyệt đối không nên thoa phấn rôm khi da bé đang ra mồ hôi hoặc chưa tắm rửa. Bởi như vậy sẽ càng gây bít tắc lỗ chân lông và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Tắm cho bé bằng các loại lá như lá khế, lá kinh giới, lá tía tô, lá dâu tằm, lá trầu không, lá trà xanh hoặc mướp đắng, lá mảnh bát… là các mẹo trị dân gian được nhiều người áp dụng cho hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho bé. Cụ thể mẹ có thể lấy các lá trên đem rửa thật sạch, có thể rửa qua với nước muối loãng cho diệt khuẩn, sau đó cho vào nồi nấu sôi, đợi nước nguội hơi ấm thì cho bé tắm hàng ngày. Sau khi tắm xong thì tắm qua với nước sạch, lau khô người rồi mặc quần áo.

– Khi trẻ bị rôm sảy vào mùa đông các mẹ cũng nên cho bé ăn và uống các đồ mát, điển hình như uống bột sắn dây, nước đậu đen để tăng cường thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Ngoài ra nên bổ sung vitamin C cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc bổ sung viên vitamin C… như vậy sẽ giúp làm mát da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, chống lại bệnh tật tốt hơn.

– Các mẹ cũng có thể dùng kem bôi trị rôm sảy mùa đông cho bé, tuy nhiên cần phải lựa chọn loại kem chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần làm từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho bé, tránh gây kích ứng da.

Ngoài ra, nếu như đã áp dụng đủ các cách mà các mụn rôm sảy càng mọc nhiều và lan rộng hơn thì các mẹ nên cho bé tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cụ thể và các biện pháp điều trị phù hợp.