Home / Bệnh học / Bé bị rôm sảy phải làm gì cho nhanh hết?

Bé bị rôm sảy phải làm gì cho nhanh hết?

Rôm sảy là bệnh tưởng như đơn giản nhưng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, thậm chí là gây viêm nhiễm da và sốc do nóng. Vậy thì bé bị rôm sảy phải làm gì? Làm sao hết rôm sảy ở trẻ sơ sinh?

Trẻ hay bị rôm sảy nguyên nhân chủ yếu là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, nhất khi thời tiết nắng nóng thì mồ hôi tiết ra nhiều nhưng lại không thoát được hết, gây ứ đọng trong các ống bài tiết trên da trẻ. Đặc biệt các miệng ống bài tiết này lại rất dễ bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, từ đó làm xuất hiện các mẩn nhỏ lấm tấm màu hồng gọi là rôm sảy. Ngoài ra thời tiết nắng nóng cũng làm giãn các mao mạch, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh rôm sảy ở trẻ.

Tắm thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ để da bé luôn khỏe không bít tắc do bã nhờn từ các tuyến mồ hôi - Bé bị rôm sảy phải làm gì
Tắm thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ để da bé luôn khỏe không bít tắc do bã nhờn từ các tuyến mồ hôi – Bé bị rôm sảy phải làm gì

Bé bị rôm sảy phải làm gì cho hết?

– Trước tiên mẹ cần phải làm mát cơ thể cho bé:

Bởi cơ chế gây bệnh chính là do thân nhiệt tăng, mồ hôi không thoát ra được nên bạn cần phải làm mát cơ thể mới có thể trị được rôm sảy. Theo đó để làm mát cơ thể bé mẹ có thể áp dụng các cách như:

+ Cởi bớt quần áo cho bé, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, tốt nhất nên cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu cotton vừa mềm mịn không gây chà xước da mà còn giúp thấm hút mồ hôi tốt, da của bé sẽ luôn khô thoáng khi được tiếp xúc với không khí.

+ Cho bé nằm trong phòng mát, đảm bảo vị trí nằm của bé phải mát mẻ, thông gió, có thể bật quạt hoặc điều hòa để giúp cơ thể trẻ luôn được mát, tránh bài tiết ra mồ hôi.

+ Để làm mát cơ thể cho con yêu thì các mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc khăn xô đem vắt qua với nước rồi lắp khắp cơ thẻ trẻ, cách này không chỉ giúp loại bỏ mồ hôi và dầu cơ thể mà còn làm hạ nhiệt độ ở vùng da mọc rôm sảy, giúp bé thấy dễ chịu hơn.

– Tiếp đó các mẹ nên chú ý làm sạch da cho bé, cụ thể:

+ Mẹ nên cho bé tắm thường xuyên, đặc biệt vào mùa hè thì tắm ít nhất mỗi ngày 1 lần bằng nước mát. Cách này không chỉ làm sạch da, giúp bề mặt da bé sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng mà còn làm mát da, ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn phát triển.

+ Các mẹ có thể tắm cho con bằng các loại lá tự nhiên như lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, lá khế, rau sam, lá rau má… các loại lá này có tính mát, đồng thời còn có tính năng kháng khuẩn và chống viêm nên sẽ giúp điều trị rôm sảy rất tốt.

– Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng:

Được khoa học công nhận và đánh giá là một trong những sản phẩm tốt nhất triết xuất từ thảo dược và kiểm nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện trị bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chàm sữa, rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa, mụn nhọt… an toàn, hiệu quả sau 2 – 5 ngày sử dụng..

– Làm mát cơ thể từ bên trong: 

Đây là cách xử lý rôm sảy cực kỳ hiệu quả mà nhiều mẹ bỏ qua. Nếu bạn biết cách làm mát từ bên trong thì tự nhiên da trẻ cũng trở nên mát hơn, giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Theo đó, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin C từ cam chanh tươi, có thể uống nước bột sắn dây hoặc nước đỗ đen hàng ngày… như vậy sẽ giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất hiệu quả.

Bột tắm Nhân Hưng - Cũng là một trong những giải pháp tối ưu trị bệnh rôm sảy
Bột tắm Nhân Hưng – Cũng là một trong những giải pháp tối ưu trị bệnh rôm sảy

Đừng cứ mãi thắc mắc, trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Khi trẻ bị rôm sảy, đồng nghĩa với việc trẻ đang rất cần bạn phải can thiệp kịp thời để có thể thoát ra khỏi sự khó chịu do chứng bệnh ngày gây ra.

Ngày hè, thời tiết đã đủ nóng nực, do đó, mẹ hãy nhanh chóng tìm cách hạ nhiệt cho con và tống tiễn lũ rôm sảy đáng ghét này thật nhanh chóng nhé.

Nếu như mẹ đã áp dụng tất cả các cách trên mà bệnh của bé không có biến chuyển, mụn càng mọc nhiều hơn và lan rộng hơn thì tốt nhất là cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám, từ đó đưa ra được phương án chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

>>> Tìm hiểu thêm Mắc bệnh rôm sảy có ngứa không?