Home / Tin tức / Bệnh rôm sảy có lây không?

Bệnh rôm sảy có lây không?

Bệnh rôm sảy là một trong những bệnh viêm nhiễm ngoài da rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt dễ xảy ra vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Câu hỏi được nhiều bà mẹ thắc mắc bệnh rôm sảy có lây không, có nguy hiểm và truyền từ người này sang người khác hay không?

Rôm sảy thường mọc ở các vị trí như trán, da đầu, cổ, ngực, nách của trẻ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bé bị rôm sảy đó là xuất hiện các đám mảng lớn có màu hồng đỏ ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, có thể bị gần như toàn thân. Đó chính là các sẩn màu đỏ hồng, bên trên có mụn nước nhỏ hoặc là có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi bị rôm sảy thì da của trẻ bị tổn thương nên rất khóc chịu, thậm chí ngứa ngáy khiến trẻ bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon.

Bệnh rôm sảy có lây không ?
Bệnh rôm sảy có lây không ?

Rôm sảy có lây không?

Các chuyên gia cho rằng bệnh rôm sảy không phải là bệnh truyền nhiễm, chính vì thế mà nó hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác. Cơ chế phát bệnh chủ yếu là tự chính bản thân người bệnh phát ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:

– Do các tuyến mồ hôi trên cơ thể trẻ bị tắc nghẽn, bởi ở trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh thì các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh nên khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Hoặc những trẻ bị sốt cao hay nằm nhiều trong lồng ấp cũng rất dễ bị nghẽn các tuyến ống mồ hôi, mồ hôi không thoát ra được nên gây ra rôm sẩy.

– Do thời tiết nóng bức: khi thời tiết nắng nóng, oi ả thì cơ thể trẻ sẽ tự tiết ra mồ hôi để làm mát và điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên do thân nhiệt ở trẻ cao nên càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Cộng thêm việc trẻ còn nhỏ nên các ống bài tiết mồ hôi vẫn chưa hoàn chỉnh, mồ hôi dễ bị ứ đọng nên thường bị rôm sảy.

– Do trẻ vận động quá nhiều với cường độ lớn, do mặc quần áo dày khó thoát mồ hôi, do đóng tã bỉm thường xuyên, hoặc có do một số vi khuẩn thường trú ngoài da bài tiết một loại chất nhờn gây bít các ống tuyến mồ hôi nên khiến trẻ bị rôm sảy.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Bệnh rôm sảy có nguy hiểm không?

Thông thường thì rôm sảy sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày khi tiết trời trở nên mát mẻ hơn hoặc nếu cha mẹ can thiệp đúng cách. Tuy nhiên nếu như chủ quan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé, điển hình như:

– Gây nhiễm trùng da: đây là biến chứng rất hay gặp do không điều trị rôm sảy kịp thời dẫn đến. Bởi nếu để quá lâu thì các vết rôm sảy sẽ phát triển và bị bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa ngáy và đau đớn cho trẻ. Đặc biệt thì các vết nhiễm trùng này sẽ để lại sẹo về sau, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào biểu bì sau này. Nhiều trường hợp nặng còn gây viêm tắc tĩnh mạch não.

– Dẫn tới bệnh viêm mạn tính: bởi làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm, nhất là với trẻ sơ sinh, do đó nếu mẹ không vệ sinh và can thiệp kịp thời khi bé bị rôm sảy sẽ rất dễ gây ra viêm da mãn tính (tức là da không tiết mồ hôi) hoặc là bệnh viêm cầu thận cấp.

– Trẻ sẽ bị sốc do nóng: rôm sảy kéo dài sẽ dẫn tới sốc do nóng, tức là sốc vì nhiệt, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện mạch đập nhanh hơn, đau nhức đầu, choáng váng, huyết áp tụt.

– Ngoài ra rôm sảy để lâu còn có thể gây nhiễm trùng huyết rôm sảy dễ có mủ, các mủ này mà bị nhiễm trùng sẽ làm tăng ngy cơ bị nhiễm trùng huyết.

Lời khuyên từ chuyên gia: Như vậy với câu hỏi bệnh rôm sảy có lây không thì câu trả lời là bệnh không lây lan. Tuy nhiên độ nguy hiểm do bệnh gây ra là rất lớn. Chính vì thế khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị rôm sảy thì cha mẹ cần chú ý can thiệp kịp thời để tránh gây ra những nguy hại về sau này.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống bệnh rôm sảy