Home / Bệnh học / Bị rôm sảy khi mang thai phải làm sao?

Bị rôm sảy khi mang thai phải làm sao?

Bệnh rôm sảy không chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn bắt gặp nhiều ở phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân khiến chị em bị rôm sảy khi mang thai được giới khoa học tiết lộ chắc chắn sẽ làm nhiều người bất ngờ.

Rôm sảy là bệnh ngoài da với biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của các mụn đỏ li ti hoặc các nốt sẩn màu đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt vào thời tiết mùa hè nắng nóng thì cơn ngứa ngáy càng trở nên dữ dội hơn. Vị trí bị rôm sảy thường gặp nhất là ở vùng lưng, cổ, nách, da đầu hoặc vùng ngực…

Mẹ bầu cũng rất dễ bị rôm sảy bởi chế độ ăn và nội tiết trong cơ thể thay đổi - Rôm sảy khi mang thai
Mẹ bầu cũng rất dễ bị rôm sảy bởi chế độ ăn và nội tiết trong cơ thể thay đổi – Rôm sảy khi mang thai

Nguyên nhân bị rôm sảy khi mang thai:

Không phải tự nhiên mà phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rôm sảy, tất cả đều có nguyên nhân của nó, cụ thể bao gồm:

– Do trong quá trình mang thai, bên trong cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố, khiến cho thân nhiệt khi mang bầu tăng cao hơn so với bình thường. Lúc này bề mặt da cũng sẽ trở nên ẩm ướt hơn do mồ hôi không thoát hết được. Cộng thêm sự ma sát giữa bề mặt da với quần áo sẽ dễ làm xuất hiện các mụn rôm sảy.

– Do thời tiết: cụ thể thì những bà mẹ mang thai vào mùa hè, có thời tiết nóng bức khó chịu thường rất dễ bị nổi mụn rôm sẩy. Bởi lúc này trời nắng nóng nên mồ hôi tiết ra nhiều hơn, trong khi thân nhiệt các mẹ bầu đã cao sẵn. Mồ hôi tiết ra nhiều không kịp thấm hút, cộng thêm bụi bẩn, các mẹ không chú ý giữ gìn vệ sinh hàng ngày sẽ dễ bị rôm sảy.

– Bị rôm sảy khi mang thai có thể là do làn da của mẹ bầu bị kích ứng khi mẹ dùng các loại sữa tắm có chứa hóa chất, dùng các loại mỹ phẩm có nhiều hóa chất.

– Ngoài ra nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị rôm sẩy có thể là do mặc quần áo quá chật và dày trong mùa đông. Để giữ ấm cơ thể mà nhiều bà bầu mặc nhiều quần áo, chất vải khó thấm hút mồ hôi, khiến mồ hôi không thoát ra bên ngoài được, đọng lại trên da, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng rôm sẩy.

Cách khắc phục rôm sảy khi mang thai:

– Dùng kem bôi thoa để trị rôm sảy: cách này có khả năng làm biến mất nhanh các nốt rôm sảy, tuy nhiên mẹ cần chọn đúng loại kem bôi có chứa calamine (hay còn gọi là quặng kẽm). Bởi loại kem bôi có chứa nhất này vừa an toàn mà còn có thể làm dịu vùng da bị tổn thương do rôm sảy gây ra.

– Bên cạnh dùng kem bôi trị rôm sảy thì các mẹ bầu có thể dùng một số loại thuốc để uống nhằm mục đích làm dịu và biến mất tình trạng rôm sảy ở bà bầu. Tuy nhiên, vì cơ địa bà bầu khác với người bình thường nên dù bạn muốn uống thuốc gì, dùng kem bôi gì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng bởi nếu sai cách có thể gây hại cho chính sức khỏe của mẹ và bé.

– Các mẹ chú ý mặc quần áo luôn thoáng mát: theo đó các mẹ nên chọn quần áo làm bằng chất liệu 100% cotton, vừa mềm mịn, lại có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, tạo độ thoáng mát, ngăn chặn lắng đọng mồ hôi, vì thế sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Ngay cả vào tiết trời mùa đông thì mẹ cũng không nên cố gắng nhồi nhét quá nhiều quần áo.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày: đây là một trong những cách đối phó với tình trạng bị rôm sảy khi mang thai rất hiệu quả mà mẹ cần biết. Bởi vùng da bị tổn thương do rôm sảy sẽ dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng da. Do vậy các mẹ nên tắm rửa hàng ngày để làm sạch bề mặt da, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn tích tụ bụi bẩn. Hoặc muốn hiệu quả hơn thì mẹ có thể tắm với nước lá khế, lá trà xanh, lá sài đất, lá mảnh bát, lá kinh giới… giúp trị bệnh rôm sảy cực kỳ hiệu quả.