Home / Bệnh học / Một số lưu ý khi chữa bệnh rôm sảy cho bé mẹ cần biết

Một số lưu ý khi chữa bệnh rôm sảy cho bé mẹ cần biết

Những lưu ý khi chữa bệnh rôm sảy cho bé – Thực tế có rất nhiều bà mẹ phạm phải những sai lầm không đáng có trong quá trình chữa bệnh rôm sảy cho con. Đôi khi đó chỉ là những chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng lớn, bệnh không chữa khỏi mà còn bị nặng hơn, thậm chí nhiều bé còn bị nhiễm trùng da do mẹ chữa sai cách.

Khi bé bị rôm sảy sẽ thường xuất hiện các vệt đỏ, các mụn nhỏ đỏ trên bề mặt da, thường gặp nhất là ở lưng, trán, cổ, da đầu, ngực hoặc là nách, bẹn, mông, háng…Nếu kéo dài thì các mụn này sẽ phát triển thành mụn nước hoặc là mụn mủ, khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Thêm vào đó trẻ sẽ gãi vào các vết đó, gây nhiễm trùng da, bội nhiễm, thậm chí nhiều bé còn bị sốc do nóng, nguy hiểm tới tính mạng.

Chữa bệnh rôm sảy cho bé có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên dù là phương pháp nào thì các mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ, thực hiện đúng cách, qua đó mới đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những hậu quả không đáng có xảy ra.

Bài thuốc dân gian chữa rôm sảy

Lưu ý khi chữa bệnh rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian:

Mặc dù các bài thuốc dân gian luôn được mọi người ca tụng là an toàn nhưng nếu các mẹ chủ quan, nhất là với trẻ sơ sinh da còn non yếu thì rất dễ gây ảnh hưởng, vì thế mẹ nên:

– Trước khi tắm cho bé bằng bất cứ loại lá gì như lá khế, lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, lá kinh giới, mướp đắng… mẹ nên ưu tiên lựa chọn lá sạch, cây nhà lá vườn là tốt nhất. Đặc biệt trước khi đem nấu nước cho bé tắm cần ngâm và rửa sạch với nước muối loãng nhằm loại bỏ hết bụi bẩn, hóa chất, vi sinh vật và thuốc trừ sâu bám vào…Nếu không vệ sinh tốt các chất đó sẽ bám vào da bé và khiến bệnh nặng hơn.

chữa bệnh rôm sảy cho bé
chữa bệnh rôm sảy cho bé

– Bên cạnh đó, sau khi tắm xong bằng các lá trên mẹ cần chú ý tắm lại một lượt nước ấm sạch khác. Bởi mặc dù các lá trên có khả năng kháng viêm nhưng chúng lại không hòa tan được chất nhờn trên da, dễ gây dị ứng. Vì thế mẹ cần tắm qua nhằm rửa trôi bớt lượng bột của lá trên bề mặt da, sau đó lau khô rồi mặc quần áo cho bé.

– Ngoài ra mẹ không nên quá lạm dụng các loại lá để tắm, tốt nhất 1 tuần chỉ nên tắm 2-3 lần là đủ. Đặc biệt nếu sau vài lần tắm mà không thấy biến chuyển, mụn mọc nhiều hơn thì cần dừng lại và tới gặp bác sỹ chuyên khoa.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn kem trị rôm sảy cho bé

Lưu ý khi chữa bệnh rôm sảy bằng Tây y:

– Mẹ cần sử dụng phấn rôm và kem trị rôm sảy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đặc biệt đối với kem bôi nên chọn thành phần có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu và tạo mùi.

– Khi bôi cần tránh để dây vào mắt hoặc mũi của bé, nhất là với phấn rôm nếu không may bị dính vào mũi, mắt sẽ gây ra các bệnh viêm hô hấp trên.

– Trước khi thoa phấn hay bôi kem đều phải tắm rửa sạch sẽ cho bé, nhất là vùng da bị rôm, không được bôi khi da trẻ đang ra mồ hôi hoặc có bụi bẩn bởi dễ gây viêm nhiễm.

– Ngoài ra nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

Đọc thêm: 5 cách điều trị rôm sảy ở trẻ em an toàn và hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày cho bé:

Để chữa rôm sảy không chỉ chăm chăm vào dùng thuốc hoặc tắm nước lá, bên cạnh đó các mẹ cần chú ý tới những điều sau:

– Cho bé nằm ở những khu vực thoáng khí, mát mẻ, thông gió

– Mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất nên chọn chất liệu vải mềm và thấm mồ hôi tốt.

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé mỗi ngày với nước ấm sạch, lau khô rồi mặc quần áo

– Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát và bổ sung vitamin C cho trẻ

– Ngoài ra nếu như dùng sữa tắm thì nên chọn loại chất lượng, an toàn với cả bé sơ sinh

>>> Tìm hiểu thêm: Rôm sảy ở mông