Home / Bệnh học / Nguyên nhân và cách trị rôm sảy ở bà bầu

Nguyên nhân và cách trị rôm sảy ở bà bầu

Không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rôm sảy ở bà bầu trong quá trình mang thai vốn không hề hiếm gặp. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như sự thoải mái, dễ chịu cho bà bầu, các mẹ nên tham khảo những cách xử trí an toàn, hiệu quả sau đây:

Hiện tượng rôm sảy ở bà bầu
Hiện tượng rôm sảy ở bà bầu – bà bầu bị rôm sảy

Nguyên nhân gây rôm sảy ở bà bầu:

– Do thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn so với bình thường: các chuyên gia cho rằng khi mang bầu thì cơ thể của người phụ nữ sẽ có thân nhiệt cao hơn, chính vì thế sẽ hay bị nóng và dễ tiết mồ hôi. Kèm theo đó khi vận động mồ hôi tiết nhiều gây ẩm ướt da, khiến cho mồ hôi không được giải phóng, gây tắc nghẽn và dẫn tới rôm sảy.

– Bên cạnh đó, trong khi mang thai do thân nhiệt cao nên hệ thống dây thần kinh sẽ điều khiển cả tuyến đầu tiết và ngoại tiết (2 tuyến mồ hôi quan trọng trong cơ thể) hoạt động nhằm làm mát cơ thể. Chính sự hoạt động song song của cả 2 tuyến mồ hôi này khiến cho lượng mồ hôi ở mẹ bầu tiết ra nhiều hơn, vì thế mà dễ bị rôm sảy.

– Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm rối loạn các hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến mồ hôi nên dễ mắc bệnh hơn.

– Cộng vào đó khi mồ hôi mà tiết ra quá nhiều nhưng không được giải phóng kịp thời hoặc không kịp vệ sinh sạch sẽ, từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo thành những mụn đỏ gọi là bệnh rôm sảy.

– Ngoài ra nếu như mẹ bầu mà mặc quần áo quá dày, khó thấm hút mồ hôi hoặc bị dị ứng với chất liệu vải cũng rất dễ mắc bệnh rôm sảy.

Triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị rôm sảy: Trên cơ thể sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ li ti có màu đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực thì cảm giác ngứa ngáy càng tăng. Vị trí xuất hiện rôm sảy thường là ở vị trí ra nhiều mồ hôi như cổ, ngực, lưng, trán, hoặc là ở nách, bẹn…

Bệnh rôm sảy ở bà bầu tuy lành tính nhưng nếu kéo dài sẽ khiến mẹ thấy khó chịu, thường xuyên ngứa ngáy, ăn uống không ngon miệng, nhất là về ban đêm sẽ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và bé, do đó cần xử lý kịp thời.

Cách điều trị rôm sảy cho bà bầu:

Để chữa rôm sảy bà bầu, các mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng trị rôm sảy. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng, mua thuốc đảm bảo chất lượng tốt để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Nhiều trường hợp chọn sai kem bôi có chứa hóa chất còn gây viêm da và khiến bệnh nặng hơn.

Do đó, thay vì sử dụng thuốc tây trị rôm sảy ở bà bầu các mẹ nên áp dụng các phương pháp tự nhiên vô cùng an toàn ngay sau đây:

+ Dùng nha đam: Nha đam (hay lô hội) được xem là thần dược có tính mát, giúp làm mát và dịu da cực kỳ hiệu quả, đồng thời còn chống viêm nhiễm da. Do đó các mẹ có thể lấy lá nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần ruột bên trong đem đắp và chà nhẹ lên vùng da bị rôm sảy. Để nguyên như vậy cho nhựa nha đam thấm sâu vào da, tầm 15 phút sau thì tắm lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn bệnh sẽ nhanh khỏi.

+ Dùng dưa chuột: Dưa chuột không chỉ nhiều nước mà còn giàu vitamin, giúp làm mát da và làm dịu nhanh vùng da nhiễm bệnh, đánh bay cảm giác ngứa. Nếu mẹ bầu bị rôm sảy có thể thái dưa chuột thành lát mỏng hoặc xay nhuyễn dưa chuột đắp lên vùng bệnh, tầm 30 phút sau rửa lại bằng nước sạch, thực hiện đều đặn sẽ thấy hiệu quả.

– Ngoài ra để trị rôm sảy cho bà bầu các mẹ có thể dùng các loại lá như lá khế, lá trà xanh, lá tía tô, lá sài đất…đem nấu với nước rồi tắm hàng ngày cũng rất tốt.

Bột tắm nhân hưng trị rôm sảy cho bà bầu rất an toàn và hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Lá gì trị rôm sảy?