Bệnh rôm sảy ở trẻ em là bệnh lý rất phổ biến thường xuất hiện vào mùa hè hoặc do thói quen ủ ấm quá mức của mẹ trong mùa đông. Bệnh diễn biến phức tạp, nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành mụn nhọt gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em:
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, khiến cho mồ hôi không thoát hết ra ngoài được, gây ứ đọng ở trên bề mặt của da, lâu ngày kết hợp với bụi bẩn đã làm hình thành nên các mụn rôm sảy.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
– Do ống dẫn mồ hôi ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện và phát triển như ở người lớn, nhất là ở trẻ được ủ ấm trong lồng ấp nên khả năng bài tiết mồ hôi rất kém.
– Do trẻ mặc quần áo quá dày, trong khi thân nhiệt trẻ vốn đã cao hơn người lớn nên nếu mẹ cho con mặc quần áo dày sẽ không thấm hút được mồ hôi, dễ gây rôm sảy.
– Do thời tiết nóng bức, oi ả, nhất là mùa hè, khiến cho mồ hôi càng tiết nhiều hơn
– Do trẻ vận động mạnh, trẻ hiếu động, hay nô nghịch nên mồ hôi tiết ra nhiều
– Những trẻ mà thường xuyên đóng bỉm liên tục, không vệ sinh tốt, cũng sẽ rất dễ bị rôm sảy, thường gặp nhất là rôm sảy ở mông hoặc háng, bẹn…
Triệu chứng nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Theo Bottamnhanhung.vn Triệu chứng điển hình nhất khi trẻ bị rôm sảy là sự xuất hiện của các vệt đỏ kéo dài trên bề mặt da, sau đó là xuất hiện các nốt mụn nhỏ liti có màu đỏ, hoặc là các mụn mủ, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Rôm sảy phát triển ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có những biểu hiện cụ thể như:
– Rôm sảy dạng tinh thể: đây là dạng nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, chỉ làm ảnh hưởng đến các ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Dấu hiệu của bệnh là các mụn nước, bóng nước.
– Rôm sảy đỏ (rôm sảy gai): dạng này xảy ra sâu trong da với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mụn đỏ và ngứa ngáy, hoặc cảm giác như kiến cắn ở vùng da bị rôm sảy.
– Rôm sảy mủ: loại này cực kỳ nguy hiểm, lúc này các nốt mụn đã có mủ, khi chạm vào có thể vỡ gây chảy mủ, viêm nhiễm da, thậm chí là gây nhiễm trùng máu.
– Rôm sảy sâu: dạng này ảnh hưởng đến hạ bì – lớp sâu hơn của da, gây ra các tổn thương màu đỏ có màu như thịt trông giống như da gà.
Cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em:
Bài viết liên quan: Kinh nghiệm trị dứt điểm bệnh rôm sảy >>> Tìm hiểu
– Dùng phấn rôm: cách này vừa nhanh vừa tiện lợi được nhiều mẹ lựa chọn, sau khi tắm rửa và lau khô da cho con thì mẹ thoa phấn rôm lên vùng rôm sảy. Chú ý tránh để phấn bay vào mũi và mắt, đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
– Cho bé tắm bằng các loại lá như: lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, mướp đắng, lá khế, lá sài đất…các lá này không những có khả năng làm mát da mà còn giúp kháng khuẩn tốt. Vì thế các mẹ có thể lấy lá đem rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi với nước rồi để nguội cho bé tắm. Sau khi tắm xong thì tắm qua một lượt nước ấm sạch.
– Cho bé ăn các đồ ăn mát như bột sắn dây, nước đỗ đen, thanh long, dưa hấu, dưa leo, dâu tây, bổ sung vitamin C bằng cách uống nhiều nước cam, cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày nhằm thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
– Ngoài ra để con hết rôm sảy thì mẹ cần để con nằm ở những nơi thoáng mát, mát mẻ, cho mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt. Thường xuyên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, tránh vi khuẩn tấn công, đó cũng là một trong những cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em mà mẹ không nên bỏ qua.
Xem thêm: Cách chữa rôm sảy cho trẻ nhỏ tại nhà