Rôm sảy thực chất là một chứng bệnh ngoài da thường gặp khi thời tiết nóng bức, đối tượng dễ bị rôm sảy nhất đó chính là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Vậy bệnh rôm sảy là gì và nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh này?
Nguyên nhân dẫn tới bệnh rôm sảy là gì?
– Do bị bít tắc lỗ chân lông, nhất là trẻ phải nằm trong lồng kính thì các ống tuyến tiết mồ hôi chưa thực sự được hoàn thiện như ở người lớn, vì thế rất hay bị bít tắc, khiến cho mồ hôi không tiết ra ngoài được, gây ứ đọng trên da và dẫn tới bệnh.
– Do thời tiết nắng nóng: nhất là vào mùa hè thì nhiệt độ tăng cao, nóng ẩm khiến cho các mao mạch trên da của bé bị giãn ra, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh rôm sảy.
– Do mặc quần áo dày và chật: bạn nên biết rằng thân nhiệt của trẻ vốn cao hơn so với người lớn, chính vì thế nếu mẹ mà cho con mặc quá nhiều quần áo, hoặc chất liệu quần áo dày không thấm hút được mồ hôi, sẽ thẩm thấu ngược vào lỗ chân lông dẫn tới bệnh.
– Do đeo tã bỉm thường xuyên, đây là nguyên nhân thường gặp gây ra rôm sảy ở mông, bẹn, háng… bởi tã bỉm gây bí bít da, da không được tiếp xúc với không khí bên ngoài. Đặc biệt lại thường xuyên bị nước tiểu và phân tràn vào nên rất dễ bị bệnh.
– Do bé không được tắm rửa sạch sẽ thường xuyên: trẻ hay ra mồ hôi, do đó nếu mẹ không tắm rửa mỗi ngày sẽ tạo cơ hội tích tụ bụi bẩn ở lỗ chân lông, gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
– Ngoài ra nếu như mẹ mà thường xuyên cho bé ra ngoài nắng, vô ý làm thức ăn hoặc sữa trào xuống cổ mà không lau rửa sạch sẽ thì rất dễ bị rôm sảy ở cổ.
Tìm hiểu thêm: Trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh an toàn một phát ăn ngay
Triệu chứng nhận biết rôm sảy là như thế nào?
– Đầu tiên mẹ sẽ thấy xuất hiện các vệt màu đỏ kéo dài ở vùng bị rôm sảy, thường gặp nhất là ở trán, cổ, lưng, ngực, da dầu, vai gáy, 2 bên tay chân… hoặc cũng có thể xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn, mông…
– Sau đó mọc lên các mụn nhỏ liti có màu hồng đỏ, thậm chí là mụn nước hoặc mụn mủ. Các mụn này có thể mọc tập trung thành mảng lớn hoặc là mọc lẻ tẻ.
– Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu: với trẻ sơ sinh bị ngứa thì trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc liên tục, bỏ ăn và ngủ không ngon giấc. Còn trẻ lớn hơn có thể dùng tay gãi các mụn đó, từ đó gây trầy xước vết thương, dễ bị nhiễm trùng.
– Nếu càng kéo dài thì vết thương nặng hơn, sưng và gây đau
– Ngoài ra trẻ có thể bị sốt cao, ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân vì sao.
Bệnh rôm sảy có nguy hiểm không?
Thực tế bệnh rôm sảy là bệnh lành tính, các triệu chứng bệnh có thể biến mất khi thời tiết mát mẻ, và tái phát nếu như trời trở nắng nóng. Tuy nhiên nếu như các mẹ không kịp thời có các biện pháp đối phó sẽ gây ra nhiều hậu quả như:
– Gây viêm da, nhiễm trùng da: các mụn mủ do rôm sảy gây ra sẽ chảy mủ do bé gãi, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khiến da bị nhiễm trùng hoặc viêm nang lông.
– Gây sốc do nóng: vì quá nóng nên trẻ sẽ bị sốc, mạch đập nhanh hơn, suy nhược cơ thể
Bài viết liên quan: Trị rôm sảy ở người lớn an toàn và hiệu quả
Cách đối phó khi trẻ bị rôm sảy:
– Cho bé nằm ở những nơi thoáng mát và thông gió, có thể bật điều hòa hoặc quạt để tạo sự mát mẻ cho da trẻ, tránh tiết mồ hôi.
– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tạo độ thông thoáng cho da, tốt nhất là mặc quần áo bằng chất liệu vải cotton để thấm hút mồ hôi tốt hơn.
– Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ bằng nước mát hoặc các loại nước lá tắm, sữa tắm chuyên dụng giúp làm sạch da và tạo độ thông thoáng cho bề mặt da
– Cho bé uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C và các thực phẩm có tính mát nhằm thanh nhiệt từ bên trong cơ thể trẻ.