Home / Bệnh học / Các dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị rôm sảy, nhất là vào mùa hè, vì thế nếu mẹ không chú ý quan sát và phát hiện sớm sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh đặc trưng nhất mà mẹ cần nắm được để thuận lợi hơn trong việc phòng và điều trị bệnh cho bé.

Thực tế, khi trẻ mới bị rôm sảy thì triệu chứng khá nhẹ và mờ nhạt, đôi khi chỉ là vài nốt mụn nhỏ mọc phân tán khắp cơ thể. Tuy nhiên do không có kiến thức về bệnh nên nhiều bậc phụ huynh cho rằng đó là các mụn do muỗi đốt hoặc mụn ngứa thông thường không có gì đáng lo ngại. Đó cũng chính là lý do tạo điều kiện cho bệnh có thời gian phát triển, thậm chí đến lúc phát hiện được bệnh thì trẻ còn có dấu hiệu bị nhiễm trùng da…

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Vào mùa hè nắng nóng các vị trí mặt, cổ, lưng bé nổi nhiều mụn đỏ, trắng khiến bé ngứa ngáy khó chịu
Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh – Vào mùa hè nắng nóng các vị trí mặt, cổ, lưng bé nổi nhiều mụn đỏ, trắng khiến bé ngứa ngáy khó chịu

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh nhận biết khá đơn giản:

Rôm sảy còn được gọi là bệnh phát ban, triệu chứng đặc trưng của bệnh lúc mới đầu đó là xuất hiện các vệt màu đỏ kéo dài. Về sau sẽ mọc thành các nốt nhỏ li ti có màu đỏ, các mụn này thường mọc thành đám, thành mảng lớn hoặc cũng có thể phân tán khắp cơ thể.

– Vị trí xuất hiện rôm sảy thường là ở các vùng da thường xuyên tiết nhiều mồ hôi như ngực, da đầu, lưng, trán, cổ hoặc là những vùng kẽ có nhiều nếp gấp lớn như nách, bẹn, háng, mông, thậm chí một số trường hợp có thể lan ra ở toàn thân.

– Sau một thời gian thì da của bé sẽ xuất hiện những sẩn nhỏ màu hồng hoặc đỏ, có mụn nước nhỏ, thậm chí là có mụn trắng xen vào.

– Trẻ sẽ bị ngứa ngáy khó chịu do mụn nước đó gây ra, trẻ thường quấy khóc do ngứa rát, thậm chí đối vói bé lớn hơn còn dùng tay gãi khiến mụn vỡ ra gây trầy xước da và dễ bị nhiễm khuẩn vùng da bị rôm sảy.

– Ngoài ra trẻ sơ sinh bị rôm sảy còn dễ bị sốt và ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân, trẻ hay bỏ ăn bỏ bú, ngủ không yên giấc, hay thức và khóc đêm.

Thông thường rôm sẽ tự lặn đi khi thời tiết mát trời và để lại các đám vảy bong ra màu trắng, tuy nhiên khi gặp thời tiết nóng bức thì rôm sảy sẽ tái phát trở lại, nếu lặp lại thường xuyên sẽ dễ gây viêm da, nhất là trong thời tiết nắng nóng.

>>> Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tăm gì?

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng dạng rôm sảy:

Thực tế bệnh rôm sảy phát triển qua từng dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có những đặc điểm cụ thể, dựa vào đó mẹ có thể biết được bé đang ở giai đoạn, mức độ nào của bệnh.

– Rôm sảy dạng kết tinh: đây là bệnh rôm sảy có mức độ nhẹ nhất và chỉ gây ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh là sự xuất hiện những mụn nước nhỏ liti nổi trên bề mặt da; đặc điểm của mụn nước là không sâu, bề mặt nông, có sẩn, rất dễ bị vỡ nhưng lại rất nhanh lành, không gây ngứa và đau rát.

– Rôm sảy đỏ (miliaria rubra): ít khi gặp ở trẻ sơ sinh và hau gặp ở trẻ 1-3 tuần tuổi sau sinh. Bệnh gây tổn thương ở phần thượng bì của da, vị trí dễ bắt gặp nhất là ở lưng, cổ, gáy, bẹn… Dấu hiệu bệnh rôm sảy đỏ là sự xuất hiện của các nốt sẩn đỏ trên da, khiến bé ngứa ngáy, thậm chí là còn gây ra hiện tượng đau rát. Loại rôm sảy này có nguy cơ gây bội nhiễm và viêm da rất cao, thậm chí gây chốc, viêm nang lông hoặc mụn nhọt

– Rôm sảy sâu (miliaria profunda): dạng này có mức độ nghiêm trọng nhất, bệnh thường xảy ra khi bé bị rôm sảy tái phát lại nhiều lần dẫn tới. Bệnh thường gây ra các nốt sẩn màu nhạt cứng, đường kính khoảng 1-3mm, hay mọc ở thân mình hay tay chân, không gây ngứa ngáy, đau rát. Tuy nhiên mức độ tổn thương rất lớn, có thể gây hại đến lớp bì sâu dưới da khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, trẻ không bị đổ mồ hôi trên diện rộng, đặc biệt là bé dễ bị sốc vì nhiệt, tim đập nhanh và kiệt sức do quá nóng.