Home / Tin tức / Bất ngờ với 7 cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Bất ngờ với 7 cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Thời tiết nắng – mưa, nóng – lạnh, khô – ẩm thất thường khiến tình trạng trẻ sơ sinh có đờm trong khoang mũi, họng xảy ra khá phổ biến. Vậy đâu là cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mà mẹ có thể áp dụng?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đờm là do đâu?

Các cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi đơn giản.

Đờm là chất nhầy có nhiệm vụ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ. 80% trường hợp trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi bị đờm không liên quan đến cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Sở dĩ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có đờm kéo dài là do bé còn quá nhỏ, lực ho không đủ mạnh để đẩy đờm ra ngoài. Chất nhầy tích tụ nhiều sẽ làm trẻ khó thở, ho khò khè, thậm chí là ho nhiều để tạo lực tống chất nhầy ra ngoài. Đờm thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường như sốt, dị ứng và phát ban.

Tuy nhiên, bố mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của bé để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống. Trong một vài trường hợp lượng đờm có thể gây kích ứng khiến trẻ bị nôn trớ.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất!

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là bị bệnh gì? mẹ cần kiểm tra ngay

Đờm gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?

Như đã nói ở trên, khi có đờm, trẻ ho rất nhiều và hay bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể gây ra tình trạng trẻ bị khò khè và thở khó khăn hơn, nhất là khi ngủ. Có nhiều trẻ ho rất nhiều nhưng đờm không được tống ra, gây nên cảm giác khó chịu, bực tức.Nhất là trẻ 2 tháng tuổi bị đờm có thể gây nguy hiểm vì hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của bé còn chậm khiến bé không thể nuốt tốt. Bố mẹ cần tìm hiểu các cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh để giúp con ăn ngon, ngủ yên hơn.

7 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Không ít bố mẹ băn khoăn về cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hãy cùng tham khảo các cách đơn giản dưới đây:

1. Rửa mũi cho trẻ để trị tiêu đờm

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là một trong những cách trị đờm hiệu quả được áp dụng nhiều. Khi hút mũi, mẹ lưu ý nâng đầu bé lên cao một chút để tránh sặc, nhỏ một ít nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó dùng máy hút mũi để làm sạch toàn bộ dịch nhầy.Khi chọn máy hút mũi, mẹ nên chọn những loại có đầu silicon mềm, an toàn cho trẻ sơ sinh. Mỗi ngày chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần. Không nên hút mũi quá nhiều, vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy nghiêm trọng hơn.

2. Quả quất nấu với đường phèn

Một trong những cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh hay cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh đó là dùng quả quất nấu với đường phèn. Bởi quất được xem là một dược liệu trong đông y, rất tốt cho sức khỏe con người nếu dùng đúng mục đích. Quả quất được mọi người sử dụng trong cuộc sống ăn uống, chữa bệnh trị ho, long đờm giúp cải thiện sức khỏe. Trong thành phần quả quất chữa rất nhiều vitamin tốt, có lợi như có chất pectin chữa viêm kháng khuẩn rất tốt. Vì thế, để điều trị trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng các mẹ nấu quả quất với đường phèn sẽ trị đờm cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tháng tuổi một cách từ thiên mà lại hiệu quả cao.

Bạn có biết: Một số mẹo trị rôm sảy cho trẻ cực hiệu quả

3. Tăng độ ẩm trong phòng

Độ ẩm của môi trường là yếu tố quyết định độ đặc, lỏng của đờm. Nếu độ ẩm cao, dịch nhầy sẽ loãng giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn và bé cũng dễ thở hơn. Để ổn định độ ẩm, mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc để một nồi nước sôi khi tắm cho bé. Chú ý không đóng cửa phòng kín vì sẽ khiến bé bị thiếu oxy.

4. Sử dụng tinh dầu để chữa đờm cho trẻ sơ sinh

Tinh dầu thơm, đặc biệt là tinh dầu tràm trà có công dụng trị đờm rất tốt vì khả năng làm tiêu đờm và diệt khuẩn khi đi vào đường hô hấp. Bố mẹ có thể dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán hương thơm hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của trẻ. Một cách khác là nhỏ tinh dầu vào khăn hoặc yếm của trẻ. Tuy nhiên, không nên để tinh dầu dính trực tiếp vào da trẻ, nhất là loại tinh dầu cô đặc.

5. Cho bé bú nhiều hơn

Khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn và chia thành nhiều cữ bú trong ngày. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn và làm tan dịch nhầy. Bú sữa mẹ làm bé nuốt nhiều, giúp long đờm và bổ sung thêm dinh dưỡng.

6. Cách thông đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng lá hẹ

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng cây hẹ

Dùng lá hẹ là cách lấy đờm cho trẻ sơ sinh rất tốt. Sử dụng lá hẹ là một trong những cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả

Hẹ là loại cây trị sổ mũi, đau họng và long đờm hiệu quả. Trong Đông y, hẹ có thể được chế biến theo nhiều cách để làm thuốc trị đờm cho trẻ.

Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá hẹ, rửa sạch, cuộn vào một bát sứ cùng vài viên đường phèn rồi hấp cách thủy. Cho bé uống nước hẹ chưng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần một muỗng nhỏ 5ml.

Hẹ, hoa đu đủ, hạt chanh: Một vài lá hẹ, một ít hạt chanh, hoa đu đủ rửa sạch giã nát. Trộn hỗn hợp này với đường phèn và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Đây là bài thuốc long đờm hiệu quả, rất an toàn cho trẻ sơ sinh.

7. Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh

Trên đây là 7 cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi thấy trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi ho có đờm kèm theo sổ mũi, sốt, kể cả không sốt thì mẹ cũng nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám và kiểm tra tình trạng.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là bệnh gì?